Tiền liệt tuyến bao nhiêu gam là bình thường năm 2024

Kích thước tiền liệt tuyến là một trong những yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đánh giá được sức khỏe tuyến tiền liệt ở nam giới. Vậy, kích cỡ tuyến tiền liệt bình thường là bao nhiêu, khi phì đại là bao nhiêu. Và nếu tuyến tiền liệt có kích thước khác thường thì nên làm như thế nào?

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tuyến tiền liệt và đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên trong bài viết này nhé!

Tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản ở nam giới và là tuyến phụ lớn nhất trong cơ thể của phái mạnh. Nó nằm dưới bàng quang và phía trước trực tràng, đồng thời bao bọc lấy đoạn niệu quản ngay phía dưới bàng quang. Tuyến tiền liệt sản xuất ra khoảng 30% tinh dịch, cung cấp năng lượng cho tinh trùng và kiểm soát hoạt động tiểu tiện của nam giới.

Tuyến tiền liệt bao gồm 70% mô và 30% sợi đệm, có dạng hình nón được bao bọc bằng vỏ fibrin, có đáy tựa vào đáy bàng quang và đỉnh ở dưới dính vào cân sinh dục tiết niệu.

Có thể bạn quan tâm: Vôi hóa tiền liệt tuyến

Kích thước tuyến tiền liệt bình thường đồng nghĩa với sức khỏe tuyến tiền liệt không có vấn đề. Ngược lại, kích thước quá lớn là dấu hiệu của phì đại tuyến tiền liệt, cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh gây ra các vấn đề về niệu đạo hay sinh lý, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nam giới nên thường xuyên tầm soát sức khỏe tuyến tiền liệt kể từ khi bắt đầu bước vào tuổi trung niên.

Ông H.T.T. (67 tuổi, TP.HCM) chia sẻ đêm nào cũng phải đi tiểu ít nhất 2 lần. Mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít, dòng tiểu nhỏ giọt, rặn tiểu toát mồ hôi. Không chịu nổi, ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám.

Tiền liệt tuyến bao nhiêu gam là bình thường năm 2024

Quan sát trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, nhận thấy tuyến tiền liệt của người bệnh quá lớn, kích thước khoảng 130g, gần gấp 5 lần tuyến tiền liệt ở người bình thường (khoảng 10 – 25g). Tuyến tiền liệt phình to chèn ép niệu đạo (ống tiểu), làm tắc nghẽn dòng tiểu thoát ra từ bàng quang. Hậu quả là, nước tiểu ứ đọng nhiều, đỉnh điểm lên đến 640ml, trong khi sức chứa tối đa của bàng quang chỉ 500 – 600ml.

Bác sĩ Cương chẩn đoán người bệnh mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có tắc nghẽn lối ra bàng quang. Do tuyến tiền liệt người bệnh to nhiều (trên 80g) nên bác sĩ lựa chọn phương pháp nội soi bóc nhân tuyến tiền liệt qua niệu đạo bằng laser (HoLEP). Phương pháp này giúp lấy được khối lượng lớn mô bướu tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ tái phát, cải thiện đáng kể triệu chứng rối loạn tiểu. Ngoài ra, phẫu thuật ít mất máu và thời gian hồi phục nhanh hơn so với phương pháp cắt đốt nội soi thông thường.

Một ngày sau phẫu thuật, ông T. không cảm thấy đau, đi lại hơi khó chịu do còn đặt ống thông tiểu. Sau 2 ngày, ông đi tiểu dễ dàng, không cần gắng sức, đêm ngủ một mạch tới sáng.

Tiền liệt tuyến bao nhiêu gam là bình thường năm 2024
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu (người bên phải) và bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thế Anh, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, đang phẫu thuật nội soi cho người bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt. Ảnh: Thắng Vũ

Tương tự, ông N.Đ.V. (56 tuổi, Buôn Mê Thuột) cũng mất ngủ do tiểu đêm khoảng 3 năm nay. Ông kể mỗi đêm phải thức giấc 3 – 4 lần để đi tiểu. Mỗi lần đi tiểu, ông phải cố gắng một lúc nước tiểu mới thoát ra ngoài.

Tiểu đêm nhiều khiến sáng nào ông cũng mệt mỏi, uể oải do thiếu ngủ và không còn sức lực để lao động, chăm sóc vườn cà phê. Vì thế, ngay từ chiều ông đã dừng uống nước, bữa tối không ăn canh hay trái cây. Gần đây, tần suất tiểu đêm tăng lên 5 – 6 lần nên ông quyết định đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám, với hy vọng được điều trị dứt điểm.

Bác sĩ Cương cho biết kết quả siêu âm cho thấy, tuyến tiền liệt của người bệnh lớn gần gấp 3 lần bình thường, tốc độ dòng tiểu rất yếu. Người bệnh được bác sĩ nội soi cắt đốt tuyến tiền liệt nhằm giải quyết tắc nghẽn đường tiểu.

Sau phẫu thuật, ông đi tiểu dễ dàng, không còn khó tiểu hay gắng sức để rặn tiểu, dòng nước tiểu mạnh hơn, tần suất tiểu đêm giảm chỉ còn 1 – 2 lần, ngủ ngon giấc hơn.

Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi

Bác sĩ Cương cho biết tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (benign prostatic hyperplasia), hay tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, xảy ra khi tuyến tiền liệt gia lớn dần lên theo thời gian. Bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố testosterone trong cơ thể nam giới. Nam giới càng lớn tuổi, khả năng mắc bệnh càng cao.

Tuyến tiền liệt là tuyến thuộc hệ sinh dục nam nằm bên dưới bàng quang (bọng đái), phía trước trực tràng (nối giữa ruột già và hậu môn), bao quanh một phần ống dẫn nước tiểu. Tuyến này nằm ngay ngã 3 đường tiểu và đường dẫn tinh và góp phần tạo ra tinh dịch.

Khi kích thước tuyến tiền liệt tăng lên sẽ chèn ép ống dẫn nước tiểu (ống niệu đạo) gây ra tình trạng tắc nghẽn như: tiểu khó, tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu yếu, tiểu không hết… Mặt khác, cơ bàng quang cũng phải tăng cường hoạt động để dòng nước tiểu thắng lực cản niệu đạo, dẫn đến tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm nhiều…

Tiền liệt tuyến bao nhiêu gam là bình thường năm 2024
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt gây rối loạn chức năng đi tiểu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh

Theo bác sĩ Cương, dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: bí tiểu mạn tính, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiểu ra máu, sỏi bàng quang và suy giảm chức năng thận…

Việc tuyến tiền liệt tăng sinh không đồng nghĩa với ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, triệu chứng của hai bệnh này có nhiều điểm tương đồng. Người bệnh cần đến khám sớm để xác định chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh diễn nhầm lẫn triệu chứng ung thư với tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính mà không điều trị.

Bác sĩ Cương cho biết, tuỳ theo giai đoạn của bệnh, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc thảo dược được khuyến cáo cho phần lớn người bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính. Khi triệu chứng rối loạn tiểu nghiêm trọng hoặc có biến chứng thì phải phải phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường được áp dụng bao gồm: cắt đốt nội soi qua niệu đạo, bóc nhân tuyến tiền liệt bằng điện lưỡng cực hoặc laser, điều trị ít xâm lấn như nút mạch tuyến tiền liệt. Hiện 95% phẫu thuật tăng sinh tuyến tiền liệt được thực hiện bằng phương pháp nội soi qua niệu đạo (ống dẫn nước tiểu), hiếm khi phải mổ hở.

Nam giới trên 50 tuổi nên kiểm tra định kỳ mỗi năm để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt như tăng sinh lành tính và ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe tuyến tiền liệt như rau xanh, trái cây, chất béo không bão hòa. Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, bơ sữa, thịt đỏ, muối…

Tuyến tiền liệt kích thước bình thường là bao nhiêu?

Kích thước tiền liệt tuyến bình thường Kích thước tiền liệt tuyến bình thường lần lượt là: chiều rộng 4cm, chiều dài 3cm, đường kính trước sau khoảng 2cm.

Tiền liệt tuyến như thế nào là to?

Cụ thể: Tiền liệt tuyến bình thường có khối lượng trung bình khoảng 20 gam. Thế nhưng, khi tiền liệt tuyến phình to ra thì khối lượng của bộ phận này sẽ tăng lên trong khoảng từ 30 gam đến 80 gam. Thậm chí, có một số người tiền liệt tuyến phì đại đến khối lượng từ 100 gam cho đến 200 gam.

Khi nào cần phẫu thuật tuyến tiền liệt?

Thông thường, phương pháp mổ được chỉ định khi u phì đại tuyến tiền liệt gây biến chứng như: Bí đái cấp tính; bí đái mãn tính; suy thận do nhiễm trùng ngược dòng; nhiễm khuẩn tiết niệu; đái máu; đái đục; túi thừa bàng quang; sỏi bàng quang, ung thư hóa…

Tuyến tiền liệt nằm ở đầu?

Tuyến tiền liệt có kích thước tương tự quả óc chó, nằm ngay dưới bàng quang, trước trực tràng và bao quanh ống dẫn tiểu (ống niệu đạo).