Tiếng Việt lớp 4 Luyện tập quan sát cây cối trang 39

Hướng dẫn 1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học [Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo] và nhận xét: a] Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? – Trong bài Sầu riêng, tác giả quan sát cây sầu riêng theo trình tự: xem xét hương vị của sầu riêng, quan sát hoa ...

Soạn bai Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39, tuần 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn đầy đủ các nội dung lý thuyết về bài văn tả cây cối cùng gợi ý làm bài tập trang 39, 40 SGK

Mục lục nội dung

  • 1. Kiến thức cần nhớ
  • 2. Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối trang 39, tuần 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên, hi vọng các em học sinh không chỉ nắm vững lại kiến thức làm bài văn miêu tả cây cối lớp 4 mà còn luyện tập thực tế để cho bài văn của mình thêm sinh động.

Loạt bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4, bài Tập làm văn Luyện tập quan sát cây cối trang 39 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn các em học sinh lớp 4 dễ dàng chuẩn bị bài để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.

Soạn bài: Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối

Câu 1 [trang 39 sgk Tiếng Việt 4]: Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học và nhận xét

Trả lời:

a] Đốì với bài "Sầu riêng" tác giả đã tả bao quát cây sầu riêng và những đặc sắc của nó về hương, về vị. Tiếp đó tác giả tả hoa, trái sầu riêng. Cuối cùng mới tả thân, cành, lá sầu riêng.

Đối với bài "Bãi ngô", tác giả quan sát cây gạo vào thời điểm cây ra hoa. Tiếp đó tả cây gạo khi hoa tàn. Cuối cùng, tác giả tả cây gạo vừa lúc quả chín.

b] Các tác giả đã quan sát cây bằng những giác quan: - Mắt nhìn - Mũi ngửi - Lưỡi nếm - Tai nghe

c] Bài "Sầu riêng" - Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi; béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen non, trái lủng lẳng trông giống những tổ kiến, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo.

Bài "Bãi ngô" - Cây ngô lấm tấm như mạ non, búp như kết bằng nhung, búp ngô non núp trong cuống lá, hoa ngô xơ xác như cỏ may.

Bài "Cây gạo" - Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, quả gạo múp míp hai đầu thon vút như con thoi, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười: 

* Những hình ảnh so sánh, nhân hóa trên có tác dụng tạo nên những hình ảnh vừa cụ thể vừa sinh động, dí dỏm mà vui tươi, hấp dẫn.

d] So sánh sự giông và khác nhau trong miêu tả:

Giống nhau: Đều phải sử dụng các giác quan để quan sát. Khi tả thường sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, tạo cho việc miêu tả được sinh động, gợi hình gợi tả cao.

Khác nhau: Tả cả loài thì cần chú ý đến những đặc điểm có tính đặc trưng chung của loài để phân biệt loài này với loài kia. Tả một cây cụ thể thì tập trung phát hiện những đặc điểm riêng của cây đó nhằm phân biệt cây này với cây kia trong cùng một loài.

Luyện tập quan sát cây cối trang 39 lớp 4 là một bài học giúp các em học sinh trau dồi khả năng viết văn miêu tả. Bên cạnh đó, nó còn giúp các thêm hiểu biết về cây cối, thiên nhiên để từ đó thêm lòng yêu mến và quý trọng môi trường. Để có thể nắm bắt được những kiến thức cũng như những bài học quý giá, baiontap.com mời các em đến với bài Hướng dẫn cách soạn và học bài tập làm văn luyện tập quan sát cây cối

1. Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học [Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo] và nhận xét:

Các em học sinh độc lại ba bài độc tả cây cối mới học:

– Sầu riêng: SGK Tiếng việt lớp 4, tập 2, trang 34

– Bãi Ngô: SGK Tiếng việt lớp 4, tập 2, trang 30-31

– Cây gạo: SGK Tiếng việt lớp 4, tập 2, trang 32

Sau khi đã đọc lại ba bài văn tả cây cối ở trên, giờ đây chúng ta cũng trả lời câu hỏi.

a. Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào?

– Ở bài văn tả cây sầu riêng, tác giả đã quan sát cây theo trình tự sau: đầu tiên là hương vị của  sầu riêng, sau đó là hoa sầu riêng, rồi đến trái sầu riêng và cuối cùng là hình dáng cây sầu riêng.

– Trong bài bãi ngô, tác giả đã quan sát cây ngô theo trình tự phát triển của nó:: lúc mới trồng xuống đất, cây lớn lên, ra hoa, trổ bắp, kết hạt rồi ngô già để thu hoạch.

– Trong bài Cây gạo, tác giả quan sát theo trình tự sau: cây gạo trổ bông, rồi bông hoa tàn đi, rụng dần xuống đất, những quả gạo xuất hiện, lớn lên, tách vỏ để các múi bông nở đều, chín mùi

b. Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan nào?

Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan sau:

– Thị giác [đôi mắt]: các tác giả dùng đôi mắt để nhìn ngắm, quan sát cây cối.

– Khứu giác [mũi]: các tác giả dùng mũi để ngửi mùi thơm từ hoa từ trái của cây cối

– Vị giác [lưỡi]: các tác giả dùng lưỡi để cảm nhận vị ngon, ngọt từ quả của cây cối

c. Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa. Chúng có tác dụng gì trong bài văn?

Các em học sinh đọc thật kĩ lại ba bài đọc và vận dụng kiến thức đã học về phép so sánh và nhân hóa để tìm ra những hình ảnh so sánh và nhân hoa:

Ôn lại kiến thức:

Những hình ảnh so sánh: 

– Mới ngày nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non.

–  Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

– Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng,…

– Những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi,…

– Những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười

– Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.

– Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi,…

– Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con,…

– Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

Các hình ảnh nhân hóa:

–  Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.

–  Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành…

Tác dụng của phép so sánh và nhân hóa trong bài văn:

Nhờ những hình ảnh so sánh và nhân hóa, bài văn miêu tả trở nên sinh động hơn, thú vị hơn và cụ thể hơn. Có thể nói răng nhờ những hình ảnh này, người đọc có cảm nhận được sự hấp dẫn, chân thật và truyền cảm nơi bài văn. Hơn nữa, nó còn giúp bài văn hay hơn, và tính nghệ thuật được nâng cao

d. Trong ba bài trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?

Trong ba bài văn trên, bài văn miêu tả:

– Một loại cây: Sầu riêng và Bãi Ngô

– Một cây cụ thể: Cây gạo

e. Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với miêu tả một cây cụ thể?

Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với miêu tả một cây cụ thể như sau:

Điểm giống nhau: 

Khi miêu tả một cây cụ thể hay một loài cây, chúng ta đều miêu  tả những chi tiết tổng quát liên quan đến cây đó, cụ thể là: màu sắc [lá, hoa, quả…], thời gian trổ bông, ra trái, hương vị…

 Điểm khác nhau: 

– Khi miêu tả một cây cụ thể, người ta chỉ quan sát và miêu tả những chi tiết đặc biệt liên quan đến mỗi cây đó mà thôi, còn những cây khác cùng loài thì không quan tâm. Cụ thể người ta sẽ miêu tả những chi tiết sau: Hình dáng, vị trí cây mọc,…

– Khi miêu tả một loài cây, người ta chú trọng đến những đặc điểm chung của loài cây đó. Không phân biệt cây này với cây kia.

2. Quan sát một cây mà mà em thích trong khu vực trường em [hoặc ở nơi em ở] và ghi lại những gì em đã quan sát được. 

Khi quan sát và ghi lại các em học sinh nhớ lưu ý các điểm sau:

– Trình tự quan sát của em có hợp lí không ?

– Em đã quan sát bằng những giác quan nào?

– Cái vây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?

Để có thể thực hiện việc quan sát và ghi lại được tốt hơn, các em có thể tham khảo bài viết sau: 

Trong khu vườn nhỏ sau nhà em, bố em có trồng một khóm hoa hồng rất đẹp.

Cây hoa hồng không cao nhưng nhìn chúng rất khỏe khoắn. Bằng chứng là cây có rất nhiều cành và mọc đầy lá. Cành cây tuy nhỏ và mảnh khảnh nhưng trên mỗi cành đều có chiếc gai nhọn tựa như một pháo đài được trang bị vũ trang đầy đủ. 

Lúc còn non, lá cây có một màu đỏ nhạt và bé xíu trông rất là đáng yêu. Khi đã trưởng thành lá chuyển sang màu xanh đậm và cứng cáp hơn. Lá bắt đầu xuất hiện những đường viền hình răng cưa và nhọn, trông thật là dữ tợn. Khi chạm vào những chiếc là này, ta có cảm giác nhám nhám chứ không bóng mịn như lúc còn non hay những loại lá khác.

Hoa của cây hoa hồng mà nhà em trồng có một màu hồng nhung. Cánh hoa mịn màng như da em bé. Những cánh hoa xếp thành từng lớp lên nhau thành hình gợn sóng. Nhụy hoa màu vàng và tỏa ra mùi hương dịu nhẹ. Mùi hương này làm cho người khác cảm thấy rất dễ chịu và thu hút rất nhiều ong bướm quy tụ về. Có vài bông hoa đã bắt đầu rụng cánh. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn.Bông hoa này tàn cánh thì bông hoa khác lại đâm chồi và nở rộ. 

Em rất thích khóm hoa hồng này. Em ngày nào cũng tưới nước cho hoa để đảm bảo hoa luôn được cung cấp nước đầy đủ, nhờ đó, cây mới được tươi tốt và cho nhiều hoa. 

3. Lời Kết:

Tập làm văn luyện tập quan sát cây cối là bài tập không chỉ giúp các em học sinh nâng cao khả năng viết văn miêu tả, quan sát, mà còn giúp các em thêm hiểu biết và yêu quý thiên nhiên hơn. Từ đó, các em có thể quý trọng và bảo vệ cây xanh, môi trường xung quanh mình.

Qua bài hướng dẫn cách soạn và học bài tập làm văn luyện tập quan sát cây cối trang 39 lớp 4, baiontap.com hy vọng các em có thể nắm bắt được các kiến thức cần thiết liên quan đến trong bài học. 

Chủ Đề