Top list đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024

Quý khách nếu đã đi máy bay nhiều sẽ không lạ lầm với cụm từ “đại lý vé máy bay” bởi các năm gần đây đại lý vé máy bay mở ra nhan nhản khắp khu vực thành phố và cả những khu vực nông thôn. Như một số báo đã như xã luận có đăng tin như sau:

Top list đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024
Màn hình chụp báo xaluan đăng tải ngày 25/12/2013.

Bài viết này đã nói lên một thực trạng về đại lý vé máy bay tại Việt Nam. Từ 2008 cho tới nay, các đại lý máy bay mọc lên như nấm sau mưa. Như bài báo trên đã đề cập, chỉ 100 triệu đồng vỏn vẹn có thể mở đại lý vé máy bay và thu tiền khách. Vậy liệu làm đại lý vé máy bay có đơn giản như vậy không?

Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không và đại lý vé, Vòng Tròn Số xin chỉa sẻ vài điều về câu chuyện trở thành đại lý vé máy bay với quý khách như sau.

Có khá nhiều yêu cầu của hãng hàng không với đại lý máy bay cấp 1. Trong đó cơ bản nhất là vấn đề về doanh số, uy tín, thương hiệu, mặt bằng, quan hệ mà doanh số và uy tín là yêu cầu cốt lõi. Việc trở thành đại lý máy bay cấp 1 không hề dễ dàng trong giai đoạn như hiện nay khi mà thị trường đã nhan nhản đại lý bán vé cho các hãng hàng không (kể cả trong nước và ngoài nước).

Việc duyệt và cho mở đối với một đại lý cấp 1 rất khó khăn. Ngoài việc duy trì doanh số, đại lý vé máy bay cấp 1 luôn phải ký quỹ hoặc thế chấp tài sản giá trị rất lớn cho các hãng hàng không. Do đó, một khi đã làm đại lý cấp 1 cho các hãng này, gần như 99% các đại lý cấp 1 đều hoạt động uy tín với khách hàng và đại lý cấp 2.

Đại lý vé máy bay cấp 1 có thể lừa đảo khách hàng?

Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, đa số khỏng phải do người chủ mà do những nhân viên đã nghỉ việc tại các đại lý cấp 1. Những đại lý cấp 1 mất uy tín, vi phạm điểu khoản hợp đồng đại lý với hãng hàng không sẽ bị cắt ngay. Quyền lợi của khách hàng sẽ được hãng hàng không trực thuộc bảo đảm và vấn đề tài chính sẽ được đền bù vì đại lý có ký quỹ và có quan hệ mật thiết với hãng hàng không vì mỗi đại lý đề có nhân viên phụ trách luôn luôn theo dõi tình hình của các đại lý đó.

Cách nhận diện một đại lý cấp 1

Để nhận diện một đai lý cấp 1 không khó. Những tín hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận ra một đại lý vé máy bay chính thức.

Bảng hiệu đại lý: đa số các đại lý cấp 1 đều được trang bị bảng hiệu đại lý với gam màu đúng màu của hãng hàng không cấp phép như dưới đây:

Top list đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024

Giấy chứng nhận đại lý vé máy bay: Các hãng hàng không thường cấp giấy chứng nhận theo từng đợt cho các đại lý mới (click vào hình để xem rõ hơn).

Top list đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024
Giấy chứng nhận đại lý Jetstar
Top list đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024
Giấy chứng nhận đại lý Vietjet
Top list đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024
Giấy chứng nhận đại lý Vietnam Airlines. Ảnh: tham khảo (VNA)

Hợp đồng đại lý vé máy bay: khi làm đại lý cấp 1 các đại lý sẽ có hợp đồng.

Không phải hãng hàng không nào cũng có điều kiện và khả năng để cấp giấy chứng nhận cho đại lý vì nhiều lý do. Nếu thiếu giấy chứng nhận, thiếu bảng hiệu thì làm sao nhận diện đại lý vé máy bay cấp 1. Cách còn lại có thể làm là căn cứ vào hợp đồng đại lý.

Top list đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024
Hợp đồng tổng đại lý của Vòng Tròn Số với hãng Tiger Airways.
Top list đại lý vé máy bay cấp 1 năm 2024
Hợp đồng đại lý của Vòng Tròn Số với Airsia.

Lửa thừ vàng Như đã nói ở trên, việc trở thành đại lý cấp 1 cần hội đủ các yếu tố: vốn, kinh nghiệm, uy tín, mặt bằng, nhân sự, tiềm lực. Trong đó yếu tố kinh nghiệm chỉ có thể chứng minh và thử thách qua thời gian. Một đại lý làm ăn kiểu ăn xổi ở thì khó mà sở hữu được điều này. Bạn dễ dàng nhận ra khi nói chuyện với họ. Tuy nhiên, mọi thứ đều có tính chất tương đối bởi các đại lý làm ăn bất chính cũng có thể thuê nhân sự kinh nghiệm đã từng làm việc ở những đại lý vé máy bay cấp 1 khác.

Con sâu làm rầu nồi canh Mở vội, làm ăn chụp giật của một số đại lý đã khiến cho các đai lý bán vé cấp 1 gặp khá nhiều phiền toái. Khách hàng đặt vé tỏ ra thận trọng với cả những đại lý bán uy tín vì nghe đâu đó các vụ lừa mua vé máy bay đặc biệt giai đoạn gần tết. Để an tâm, nhiều khách hàng đã tự mua vé trực tiếp tại các hãng hàng không hoặc ngay trên website chính hãng và chấp nhận tự phục vụ. Đây cũng là một xu hướng của giới trẻ ngày nay.

Tại các nước phát triển, khoảng 40% vé máy bay được bán qua hình thức trực tiếp (tức khách hàng tự đặt vé). Ở châu Á, con số này thấp hơn. Đối với Vietnam Airlines mới chỉ bán được khoảng 10% vé qua hình thức trực tiếp, còn lại là hãng phải bán vé gián tiếp qua hệ thống đại lý, tổng đại lý.

Theo các hãng, nếu mua phải vé máy bay “dỏm” thì hành khách vẫn phải chịu thiệt. Chia sẻ với Pv, ông Tạ Hữu Thanh, Phó Tổng Giám đốc Jetstar Pacific, cho hay có nhiều trường hợp khách hàng đến bắt đền hãng nhưng không thành. Nếu vé khách mua thuộc đại lý của hãng thì hãng sẽ ngừng hợp đồng với đại lý ngay. Nhưng nếu đại lý đó không thuộc hệ thống thì hãng cũng chào thua.

Đại diện Vietnam Airlines thì khẳng định hiện hãng này chỉ ký chính thức với 300 đại lý. Tuy nhiên, thực tế không biết “đẻ” đâu ra cả ngàn đại lý đang hoạt động. Jetstar Pacific và VietJet Air cũng xác nhận mỗi hãng này hiện chỉ ký hợp đồng với khoảng 500 đại lý. Đại diện Vietnam Airlines nhận định giải pháp tốt nhất để tránh tình trạng mua phải vé “dỏm” là người dân tự mua vé cho mình.

Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều đại lý vé máy bay tại TP HCM, hoặc Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…. nhưng trong đó khoảng 1/2 không phải là đại lý chính thức của các hãng hàng không.

Đển lượt hành khách cũng đi lừa

Nhiều hành khách dám chấp nhận thay tên đổi họ của mình để mua vé máy bay “trá hình” tên người khác. Bằng chứng là khoảng tháng 10 vừa qua, Trung tâm An ninh hàng không, Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã phát hiện và lập biên bản 13 hành khách đi trên chuyến bay VN 1337 (Đà Nẵng-TP.HCM). Nguyên nhân là 13 hành khách này đã dùng giấy tờ xác nhận nhân thân không đúng với CMND. Được biết, 13 hành khách trên đã mua lại vé giá rẻ của một đại lý, sau đó xin xác nhận của công an để trùng với tên in trên vé. Cảng vụ Hàng không miền Trung đã xử phạt mỗi hành khách 1 triệu đồng và buộc phải hủy chuyến bay.

Có nên tiếp tục sử dụng dịch vụ đại lý vé?

Điều đó tùy sự lựa chọn của từng khách hàng. Mua vé trên mạng mặc dù có những thuận lợi nhất định song vẫn gặp những tình huống dở khóc dở cười khác như hóa đơn, hỗ trợ, hoàn vé, thay đổi, đặt đoàn, đặt số lượng lớn và hành khách thường không có thời gian để đọc hết các điều khoản, điều lệ, điều kiện vé.

Nhiều khách hàng vẫn chọn đại lý bán vé máy bay hoặc các phòng vé chính hãng như là một kênh mua vé tối ưu bởi dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, ân cần, tận tâm và quan trọng là kinh nghiệm xử lý trong các tình huống gấp.