Trẻ bị đái rắt uống thuốc gì

Bệnh đái dắt ở trẻ em hay còn gọi là bệnh đái són thường gặp ở trẻ từ 5 - 9 tuổi. Thông thường, đái dắt có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý như: Viêm đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu hay dài bao quy đầu...

Bệnh đái dắt ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ khi trẻ liên tục đòi đi vệ sinh, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây hại đến tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ bị tiểu dắt, phụ huynh cần có phương hướng điều trị bệnh sớm. Trẻ bị đái dắt có thể đến từ nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý.

Trẻ bị đái dắt do sinh lý

Một số nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ do các hiện tượng sinh lý bình thường có thể kể đến như

  • Uống nhiều nước, sữa hay ăn nhiều cháo dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần.
  • Một số trẻ có thói quen uống nước và sữa vào buổi tối vì vậy thường dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Cha mẹ không cần quá lo lắng với những nguyên nhân về sinh lý bởi vì đây là những hiện tượng bình thường không cần điều trị. Sau một vài ngày trẻ sẽ tự khỏi.

Trẻ bị đái dắt do bệnh lý

Khi hiện tượng đái dắt ở trẻ kéo dài kèm theo một số hiện tượng như mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, đi tiểu không hết bãi, phải rặn khi tiểu, lỗ niệu đạo sưng đỏ, có mủ... thì rất có thể trẻ bị đái dắt bệnh lý, điển hình là các bệnh như viêm bao quy đầu, viêm bàng quang hay hẹp bao quy đầu.

Thường các bệnh lý tiểu dắt ở các bé gái là do bị  . Còn đối với các bé trai, nguyên nhân bệnh lý phổ biến gây đái dắt là do hẹp bao quy đầu hoặc bao quy đầu dài.

Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi, vì vậy đối với những trẻ chưa biết nói, chưa biết kêu đau, không biết tả bệnh, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu cũng như những biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa con đi khám và điều trị.

2. Xử trí thế nào khi trẻ bị đái dắt?

Nếu trẻ bị đái dắt kéo dài, có hiện tượng ốm, sốt, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Đối với trẻ nhỏ khi có biểu hiện của đái dắt cha mẹ nên chú ý hạn chế mặc bỉm cả ngày cho trẻ, sau khi trẻ đi tiểu cần vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là vệ sinh cho trẻ gái. Trong chế độ ăn, cần cho trẻ ăn tăng cường rau, hoa quả....

Đối với những trẻ bị đái dắt bình thường thì việc sử dụng những thực phẩm thanh nhiệt sẽ có thể giúp hiện tượng đái dắt ở trẻ chấm dứt. Tuy nhiên, đối với trẻ bị đái dắt bệnh lý thì cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám và điều trị tại các có sở y tế, bệnh viện uy tín.

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám khi trẻ có những biểu hiện sau: Trẻ bị đái dắt kéo dài, có hiện tượng ốm, sốt cao, mệt mỏi, trẻ khóc khi đi tiểu,…/.

Chắt lọc từ hơn 30 loại dược liệu là "khắc tinh của sỏi thận tiết niệu", bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang sẽ giúp bạn đánh bay sỏi thận tiết niệu chỉ với 1 liệu trình. XEM NGAY

Mở

Trang chủ » Sức khỏe » Thận - Tiết Niệu » Bệnh Tiết Niệu » Bệnh tiểu » Tiểu rắt ở trẻ em có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị an toàn hiệu quả?

Tiểu rắt ở trẻ em có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị an toàn hiệu quả?

Nội dung chính

  1. Tiểu rắt ở trẻ em là gì? Triệu chứng
  2. Nguyên nhân tiểu rắt ở trẻ em
  3. Cách chữa trị chứng tiểu rắt ở trẻ
    1. Chữa tiểu rắt cho trẻ bằng Tây y
    2. Mẹo dân gian chữa tiểu rắt ở trẻ em
  4. Phương pháp phòng tránh tiểu rắt cho trẻ nhỏ

Tiểu rắt ở trẻ em là chứng bệnh thường gặp. Dù không đe dọa tới tính mạng nhưng bệnh có thể liên quan tới chức năng hoạt động của thận, bàng quang,… Do trẻ còn nhỏ, chưa có nhận thức về bệnh tiểu rắt, vậy nên cha mẹ cần hết sức quan tâm các bé. Nếu thấy con có biểu hiện tiểu bị rắt, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thật sớm. 

Trẻ bị đái rắt uống thuốc gì
Tìm hiểu về bệnh tiểu rắt ở trẻ nhỏ

Tiểu rắt ở trẻ em là gì? Triệu chứng

Trẻ bị tiểu rắt là tình trạng trẻ đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, thường xuyên bị buồn tiểu. Thậm chí trẻ muốn đi tiểu nhưng không có nước tiểu thải ra ngoài. Hiện nay, tỉ lệ trẻ bị tiểu rắt chiếm không ít. Trẻ thường bị tiểu rắt trong độ tuổi từ 5 – 9 tuổi. 

Mỗi ngày, một người sẽ đi tiểu trung bình từ 4 – 7 lần. Nếu trẻ đi tiểu vượt mức trung bình, đặc biệt là vào ban đêm, vậy trẻ có nguy cơ cao đã mắc chứng tiểu rắt. Trẻ nhỏ khi bị tiểu rắt thường có các biểu hiện như sau:

  • Trẻ liên tục muốn đi tiểu, nhưng tiểu không hết, trẻ không thể tự kiểm soát lượng nước tiểu thải ra mỗi lần.
  • Trẻ kêu đau khi đi tiểu, đi tiểu bị buốt, nước tiểu có thể xuất hiện máu đông thành từng cục nhỏ, nước tiểu chuyển màu đỏ hoặc hồng nhạt.
  • Khi bị bệnh tiểu rắt, trẻ thường xuyên bị đau bụng dưới, khó tiểu, bàng quang của trẻ căng tức gây khó chịu. Trẻ có biểu hiện chán ăn và cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Có một số trường hợp trẻ bị sốt cao khi tiểu rắt, trẻ tiểu rất nhiều về đêm và cân nặng bị giảm sút nhanh chóng.

Nguyên nhân tiểu rắt ở trẻ em

Khi bàn luận về nguyên nhân bị tiểu rắt ở trẻ, rất nhiều phụ huynh cho rằng nguyên do bởi trẻ mải chơi, lười đi tiểu. Hoặc do tâm lý của trẻ e ngại, thiếu tự tin nên trẻ bị mắc chứng tiểu rắt.

Nhưng đây đều là các suy nghĩ sai lầm về nguyên nhân của bệnh lý này. Thực tế, trẻ em đi tiểu rắt có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là bệnh lý và sinh lý.

Yếu tố sinh lý: Ở khá nhiều trường hợp, trẻ bị tiểu rắt do những nguyên nhân sinh lý thường gặp như sau:

  • Phụ huynh cho trẻ uống quá nhiều sữa, nước hoặc ăn nhiều cháo, đặc biệt vào buổi tối. Tình trạng này gây ra chứng tiểu rắt thường gặp ở trẻ em.
  • Trẻ ăn uống quá nhiều đồ ngọt như: Bánh kẹo, nước ngọt, nước dừa, nước mía,… Đây đều là những đồ ăn thức uống lợi tiểu, hoặc kích thích trẻ đi tiểu nhiều. Đồ ăn càng ngọt càng làm thân phải hoạt động đào thải đẩy bớt đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó chính sinh ra chứng tiểu nhiều và tiểu rắt.
  • Thậm chí, có một số phụ huynh khi thấy trẻ đi tiểu nhiều sẽ trách mắng. Việc này tạo nên yếu tố tâm lý sợ hãi, căng thẳng ở trẻ, trẻ sẽ rất dễ bị tiểu rắt, tiểu mất kiểm soát.
  • Chứng tiểu rắt ở trẻ em cũng có thể xuất phát từ việc trẻ bị nóng trong người do việc sử dụng thực phẩm chưa hợp lý.
Trẻ bị đái rắt uống thuốc gì
Trẻ bị tiểu rắt do rất nhiều nguyên nhân tác động

Yếu tố bệnh lý: Khi trẻ bị chứng tiểu rắt trong thời gian dài và không có biểu hiện biến chuyển, có thể trẻ đã mắc một số bệnh lý sau:

  • Bệnh về đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu không chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ nhỏ hoàn toàn có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Vi khuẩn E.coli nằm bên trong đường ruột có rất nhiều ở phần người và động vật. Khi xâm nhập vào lỗ tiểu, chúng làm viêm nhiễm, tổn thương tiết niệu. Bé gái thường dễ mắc viêm tiết niệu hơn so với bé trai. Bởi cấu tạo giải phẫu của bé gái có lỗ tiền gần hậu môn hơn.

Khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, trẻ nhỏ ngoài biểu hiện tiểu rắt còn có thể bị sốt, tiêu chảy, đau buốt khi đi tiểu. Nước tiểu của các bé có màu chuyển vàng đậm và nặng hơn là có máu.

  • Bệnh về bàng quang

Ở trẻ nhỏ, ngoài bệnh về hô hấp và tiêu hóa, bệnh về đường tiểu là nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao thứ 3. Bàng quang của trẻ bị viêm có thể do vi khuẩn E.coli, Adenovirus, hoặc bộ phận sinh dục có khiếm khuyết.

Trẻ khi bị viêm bàng quang sẽ xuất hiện các biểu hiện sau: Trẻ bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần và kèm đau buốt. Khi đi tiểu trẻ hay ôm bụng dưới, nước tiểu có mủ, hoặc máu. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc thậm chí sốt cao liên tục.

  • Suy thận

Chứng tiểu rắt ở trẻ em còn có thể xuất phát từ những bệnh lý về thận. Trẻ mắc suy thận do bẩm sinh hoặc do đường dẫn niệu và cầu thận bị tổn thương, viêm nhiễm. Tại Việt Nam, có gần 40% người bệnh suy thận do các dị tật bẩm sinh.

Ở bệnh lý này, trẻ sẽ có các biểu hiện như: Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, mỗi lần đi tiểu lượng nước thải ra rất ít. Trẻ khi đi tiểu kêu đau rát khó chịu. Đồng thời, trẻ khi mới ngủ dậy sẽ có biểu hiện mắt bị sưng, thận càng suy yếu, mắt trẻ càng sưng phù hơn. Về lâu dài, toàn thân trẻ sẽ bị sưng phù.

  • Hẹp bao quy đầu

Ở các bé trai, chứng tiểu rắt cũng có thể xuất hiện bởi hẹp bao quy đầu. Bao quy đầu của trẻ bị bao da bó chặt dẫn tới chứng khó tiểu, tiểu rắt. Khi hẹp bao quy đầu, trẻ đi tiểu sẽ khá khó khăn, nước tiểu bắn tia và thường bị rỉ nước tiểu. 

Bao quy đầu của trẻ cũng luôn trong tình trạng sưng, mọng nước. Các bậc phụ huynh cần chú ý để sớm đưa trẻ tới bệnh viện xử lý tình trạng này.

Trẻ bị đái rắt uống thuốc gì
Trẻ có thể gặp phải nhiều bệnh lý gây ra chứng đi tiểu rắt

Cách chữa trị chứng tiểu rắt ở trẻ

Khi triệu chứng tiểu rắt ở trẻ nhỏ tái diễn liên tục, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe. Thông qua các kiểm tra, xét nghiệm, các bác sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất. 

Chữa tiểu rắt cho trẻ bằng Tây y

Tây y là lựa chọn của rất nhiều bậc phụ huynh khi điều trị chứng tiểu rắt cho trẻ. Để đẩy lùi chứng tiểu rắt, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của trẻ để lựa chọn loại thuốc phù hợp. 

  • Khi trẻ bị mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay viêm bàng quang, nhóm thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc kháng sinh, kháng viêm. Thuốc giúp kháng khuẩn cũng như ngăn chặn sự phát tán lây lan của vi khuẩn sang các cơ quan khác.
  • Với trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu, phương pháp phù hợp nhất là tiến hành phẫu thuật. Trẻ sẽ hồi phục nhanh chóng và chứng tiểu rắt cùng chấm dứt.
  • Bên cạnh đó, chứng đái dắt ở trẻ có thể sử dụng thuốc nhóm chẹn Alpha-1 để làm tuyến tiền liệt hoạt động trơn tru hơn. Quá trình bài tiết nước tiểu nhờ đó có thể diễn ra dễ dàng.
  • Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc có công dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống trầm cảm ở trẻ cũng như kích thích sự thư giãn ở bàng quang.
Trẻ bị đái rắt uống thuốc gì
Những phương thuốc trẻ có thể sử dụng

Các bậc phụ huynh cần chú ý, khi trẻ có biểu hiện tiểu rắt, chúng ta không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống tại nhà. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời phát hiện các bệnh lý liên quan.

Mẹo dân gian chữa tiểu rắt ở trẻ em

Cùng với Tây y, dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị chứng tiểu rắt ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ có thể yên tâm khi sử dụng những mẹo chữa này. Bởi mẹo đảm bảo tính an toàn cho trẻ nhỏ, phát huy hiệu quả tốt và cũng rất dễ áp dụng. 

Các phụ huynh có thể tham khảo một số công thức như sau:

Nước râu ngô: Khi trẻ em bị tiểu rắt, chúng ta có thể cho trẻ uống nước râu ngô sẽ giúp cải thiện bệnh khá tốt. Các bạn dùng râu ngô và bông mã đề đã rửa sạch và nấu với nước. Hàng ngày, phụ huynh cho các bé uống nước râu ngô mã đề. Sau khoảng 10 ngày chứng tiểu rắt sẽ thuyên giảm khá nhiều.

Thông tin quan trọng

Mách bạn 12 cách trị tiểu rắt tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Rau mồng tơi: Công dụng của mồng tơi là thanh nhiệt giải độc, giúp người dùng nhuận tràng, lợi tiểu. Phụ huynh chỉ cần lựa lá mồng tơi sạch, đem rửa và ngâm nước muối lãng. Chúng ta nấu nước mồng tơi cho bé uống, hoặc chế biến các món canh mồng tơi cho bé ăn hàng ngày. Tuy nhiên, mồng tơi không sử dụng cho trẻ đang bị tiêu chảy hoặc trẻ bị lạnh bụng.

Trẻ bị đái rắt uống thuốc gì
Các bài thuốc dân gian giúp trẻ chữa bệnh khá tốt

Nước rau má: Chúng ta đều biết, rau má có tính mát, được sử dụng để làm thức uống thanh nhiệt quen thuộc của người Việt Nam. Bên cạnh đó, rau má còn lạ vị thuốc tại gia chữa chứng tiểu rắt cho trẻ nhỏ khá hiệu quả. Các bạn chỉ cần sử dụng rau má tươi, rửa sạch và xay lấy nước cốt cho các con uống hàng ngày. Duy trì công thức nước rau má liên tục sẽ giúp các bé đẩy lùi chứng tiểu rắt.

Phương pháp phòng tránh tiểu rắt cho trẻ nhỏ

Chứng tiểu rắt gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới cả quá trình học tập của trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên tập cho trẻ các thói quen tốt để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

  • Phụ huynh cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, nhưng không để trẻ uống nhiều nước vào buổi tối. 
  • Trong các bữa ăn, chúng ta tăng cường cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Bậc cha mẹ không để các bé mặc quần áo còn ẩm ướt sẽ dễ làm trẻ bị nấm, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập gây bệnh. 
  • Các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, cay nóng hay đồ ăn quá mặn, quá ngọt cần hạn chế cho trẻ sử dụng.
  • Phụ huynh cần thường xuyên hỏi tình trạng sức khỏe ở trẻ. Nếu các bé có những biểu hiện bất thường, chúng ta cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để đảo bảo an toàn cho sức khỏe.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với các bậc phụ huynh về chứng tiểu rắt ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị hợp lý. Khi trẻ mắc các bệnh lý gây ra tiểu rắt, sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, phụ huynh cần quan tâm các con sát sao để kịp thời phát hiện và xử lý bệnh.