Trong các nguyên tố hóa học thuộc nhóm đa lượng đâu là nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp nhất

  • Canxi: Tạo cấu trúc và chức năng thích hợp của xương và răng, hỗ trợ chức năng cơ và co thắt mạch máu.
  • Photpho: Đây là một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.
  • Magie: Đóng vai trò hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả điều hòa huyết áp.
  • Natri: Chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp ổn định.
  • Clorua: Thường được tìm thấy khi kết hợp với natri, giúp duy trì cân bằng dịch cơ thể và tạo ra dịch vị dạ dày.
  • Kali: Chất điện giải này duy trì chất lỏng trong các tế bào, giúp truyền dẫn thần kinh và chức năng cơ bắp.
  • Lưu huỳnh: Đây là một phần của mô sống tế bào, có chứa trong các axit amin methionine và cysteine.

Các chất khoáng vi lượng bao gồm:

  • Sắt: Giúp cung cấp oxy cho cơ bắp và hỗ trợ trong việc tạo ra một số hormone.
  • Mangan: Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin và cholesterol.
  • Đồng: Cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, cũng như chức năng não và hệ thần kinh ổn định.
  • Kẽm: Đóng vai trò cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương.
  • Iod: Hỗ trợ điều hòa tuyến giáp.
  • Fluoride: Đóng vai trò cho sự phát triển của xương và răng.
  • Selenium: Quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, sinh sản và bảo vệ chống lại tổn thương oxy hóa.

Vai trò của nguyên tố vi lượng

Trong các nguyên tố hóa học thuộc nhóm đa lượng đâu là nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp nhất

Tất cả các nguyên tố vi lượng đều quan trọng cho các hoạt động của cơ thể. Việc tiêu thụ đủ lượng vitamin và khoáng chất khác nhau là chìa khóa giúp cho bạn đạt sức khỏe tối ưu và có thể giúp chống lại bệnh tật. Điều này là do các nguyên tố vi lượng là một phần của gần như mọi quá trình trong cơ thể bạn. Hơn nữa, một số vitamin và khoáng chất còn có thể hoạt động như chất chống oxy hóa.

Chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể bảo vệ chống lại tổn thương tế bào có liên quan đến một số bệnh, bao gồm ung thư, Alzheimer và bệnh tim. Ví dụ, nghiên cứu ở những người có chế độ ăn uống đầy đủ lượng vitamin A và C cho thấy, họ có nguy cơ thấp mắc phải một số loại ung thư hơn.

Việc tiêu thụ đủ một số vitamin cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Một đánh giá trên 7 nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin E, C và A trong chế độ ăn uống có thể giảm lần lượt theo từng loại vitamin bao gồm 24%, 17% và 12% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Một số khoáng chất cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.

Nghiên cứu cho thấy nồng độ thấp selen trong máu có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Các nghiên cứu quan sát cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim giảm 24% khi nồng độ selen trong máu tăng 50%. Ngoài ra, một đánh giá của 22 nghiên cứu nhận thấy rằng việc bổ sung đầy đủ lượng canxi làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Những nghiên cứu này cho thấy rằng tiêu thụ đủ tất cả các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất có đặc tính chống oxy hóa, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể.

Tác động của nguyên tố vi lượng theo hàm lượng

Trong các nguyên tố hóa học thuộc nhóm đa lượng đâu là nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp nhất

Việc bổ sung nguyên tố vi lượng quá nhiều hoặc quá ít có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bạn.

Thiếu hụt nguyên tố vi lượng

Hầu hết ở người trưởng thành khỏe mạnh có thể nhận được nguyên tố vi lượng đầy đủ từ chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể khiến bạn thiếu những chất dinh dưỡng này bao gồm:

  • Vitamin D: Khoảng 77% người Mỹ bị thiếu vitamin D, chủ yếu là do thiếu ánh nắng mặt trời.
  • Vitamin B12: Người ăn chay có thể bị thiếu vitamin B12 do không tiêu thụ các sản phẩm chứa vitamin này từ động vật. Người cao tuổi cũng có nguy cơ thiếu B12 do giảm hấp thu theo tuổi.
  • Vitamin A: Chế độ ăn uống của phụ nữ và trẻ em ở các nước đang phát triển thường thiếu vitamin A.
  • Sắt: Thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, phụ nữ có kinh nguyệt và người ăn chay.
  • Canxi: Gần 22% nam giới và 10% nữ giới trên 50 tuổi không nhận đủ canxi.

Các dấu hiệu, triệu chứng và mức độ ảnh hưởng lâu dài của sự thiếu hụt này phụ thuộc vào tùy loại nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên tố vi lượng đều khiến cơ thể khó hoạt động đúng cách và đạt sức khỏe tối ưu.

Ngộ độc nguyên tố vi lượng

Tình trạng bổ sung quá nhiều dẫn đến độc tính vi lượng, điều này thường ít phổ biến hơn so với sự thiếu hụt. Điều này có thể xảy ra khi dùng liều cao vitamin tan trong dầu như A, D, E và K vì các chất dinh dưỡng này có thể được dự trữ trong gan và các mô mỡ. Chúng không thể được bài tiết ra khỏi cơ thể như các vitamin tan trong nước, do đó sẽ dễ gây dư thừa nếu bổ sung quá mức.

Độc tính nguyên tố vi lượng thường phát triển từ việc sử dụng thực phẩm bổ sung, hiếm khi do tiêu thụ các nguồn thực phẩm. Các dấu hiệu và triệu chứng độc tính khác nhau tùy thuộc vào chất dinh dưỡng bạn bổ sung.

Cách an toàn và hiệu quả nhất để có đủ nguyên tố vi lượng là từ các nguồn thực phẩm mỗi ngày. Nếu bạn có nguy cơ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng này, bạn có thể cân nhắc dùng chất bổ sung dưới chỉ định của bác sĩ.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ nguyên tố vi lượng là gì, phân loại, vai trò của nguyên tố vi lượng. Những chất dinh dưỡng “nhỏ nhưng có võ” này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, vì thế bạn hãy bổ sung hàng ngày thông qua các loại thực phẩm đầy dinh dưỡng nhé!

Hoàng Trí HELLO BACSI

Nguyên tố đa lượng còn gọi nguyên hằng lượng, chỉ các nguyên tố có hàm lượng lớn hơn 0,01% trong cơ thể người. Tồn tại dưới dạng các chất hữu cơ chủ yếu có 4 loại là cacbon, hiđro, oxy và nitơ, chiếm khoảng trên 95% trọng lượng cơ thể, còn các loại nguyên tố khác phần nhiều tồn tại dưới dạng các loại muối khoáng, với tổng lượng chiếm dưới 5% trọng lượng cơ thể.

Trong các nguyên tố hóa học thuộc nhóm đa lượng đâu là nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp nhất

Tác dụng

Nguyên tố đa lượng rất cần thiết để cấu tạo và duy trì sự sống của cơ thể. Trong đó, hàm lượng tương đối nhiều có 7 loại là canxi, magie, natri, kali, lưu huỳnh, photpho và clo, là thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể, như canxi, photphơ, magie trong xương, răng, lưu huỳnh, photpho, clo trong anbumin. Cũng có loại tồn tại trong dịch thể, như kali, natri,... đóng các vai trò sinh lí quan trọng. Trong số các nguyên tố đa lượng, chỉ có kali, natri, canxi, magie là kim loại nhẹ, còn những loại khác đều là nguyên tố nhẹ phi kim loại, có số thứ tự nguyên tử tương đối nhỏ.

Tác dụng sinh lí chủ yếu của các nguyên tố đa lượng trong cơ thể là duy trì sự cân bằng về áp lực thẩm thấu nội ngoại dịch tế bào, điều tiết trị số pH trong dịch thể, hình thành các tổ chức nâng đỡ bộ xương, duy trì tính hưng phấn sinh học của màng tế bào thần kinh và cơ bắp, truyền tải thông tin làm co cơ, làm đông máu và làm enzim hoạt hóa...

Vai trò

Nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protein, carbohydrate, lipit, axit nucleic... là những chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

- Canxi: Ký hiệu hóa học là Ca, một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cho cơ thể. Trong tình trạng bình thường, tổng lượng canxi trong cơ thể người lớn là vào khoảng 1200g, chiếm 2% trọng lượng cơ thể, chủ yếu tồn tại trong bộ xương và răng dưới dạng hiđroxikietoyit (hydroxykietoyite) [3.Ca3 (PO4)2, Ca(OH)2]. Ngoài ra còn có một số ít được coi là canxi không định hình, phần lớn tồn tại trong cơ thể trẻ nhỏ, sau đó sẽ giảm dần theo sự tăng lên của độ tuổi. Tính gộp cả 2 loại là chiếm khoảng 99% tổng lượng canxi. Một nửa của khoảng 1% còn lại kết hợp với acit citric hoặc kết hợp với protein, một nửa kia thì ở trạng thái các ion tồn tại ở ngoại dịch tế bào phần mềm và ở trong máu, là bể canxi hỗn hợp.

Nguồn thức ăn có canxi tốt nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, không chỉ hàm lượng canxi có trong sữa nhiều, mà cơ thể người còn dễ hấp thu, tận dụng.

Kali: Kí hiệu hóa học là K, một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cho cơ thể người, là chất điện giải chủ yếu. Phần lớn các quá trình sinh học của cơ thể đều phải chịu ảnh hưởng của nồng độ kali huyết bằng các phương thức khác nhau. Như kali là chất kiềm tính chủ yếu tồn trữ trong các tổ chức và tế bào máu, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng axit - bazơ, kali cũng sẽ truyền xung động thần kinh đến các sợi cơ để làm cho co lại. Những chất có tác dụng chủ yếu đối với nội dịch tế bào thì ngoài kali ra, còn có canxi, magie, protein và photphat, nhưng chúng bị các loại kết cấu trong tế bào ngăn cách, áp lực thẩm thấu của chúng đều phải dựa vào sự điều tiết của các ion kali.

- Magie: Kí hiệu hóa học là Mg. Magie tham gia vào việc chuyển hóa canxi, kali trong bộ xương của cơ thể, đồng thời là ion quan trọng cấu tạo nên tế bào. Magie chủ yếu có trong các thức ăn từ thực vật như rau xanh có chứa nhiều chất diệp lục... Ngoài ra, lúa mì, đại mạch, tiểu mạch, yến mạch, đậu các loại, quả cứng các loại, thịt các loại, hải sản... cũng là nguồn magie rất tốt.

Natri: Kí hiệu hóa học là Na, một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cho cơ thể người, là một chất điện giải quan trọng khác ngoài kali cho cơ thể. Natri là nguyên tố cần thiết để duy trì áp lực thẩm thấu của tế bào, trong điều kiện ổn định sẽ thúc đẩy màng tế bào tùy ý thông qua nước làm cho áp lực thẩm thấu giữa dịch trung mô và nội dịch tế bào ở vào trạng thái cân bằng.

Photpho: Kí hiệu hóa học là P, một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cho cơ thể người, chủ yếu tham gia vào cấu tạo cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Photpho có trong xương răng của cơ thể người bằng khoảng một nửa lượng canxi. Tổng lượng photpho xương ở người lớn là 600 - 900g, chiếm 80 - 85% tổng lượng photpho trong cơ thể. Photpho cũng là thành phần quan trọng trong các kết cấu mô mềm, như protein axit ribonucleic (RNA), axit đeoxiribonucleic (deoxyribonudeic acid, DNA) và lớp mỡ trên màng tế bào đều có chứa photpho. Ngoài ra, photpho trong cơ thể còn có rất nhiều chức năng mang tính phi kết cấu.

Tham khảo:

http://www.bachkhoatrithuc.vn

http://m.blog.tamtay.vn

Có thể kinh nghiệm của bạn sẽ giúp ích cho người dùng nấu ngon hơn!