Tuổi thọ của cá trắm cỏ là bao nhiêu?

Cá trắm cỏ là một loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép. Thịt cá trắm cỏ là món ăn ngon với hàm lượng dinh dưỡng rất cao, ngày càng được ưa chuộng trong thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Do đó, đây là đối tượng đang được nhiều người dân chọn nuôi. Trung bình, cá đạt khoảng 1,5 – 2,5 kg/con sau 7 – 8 tháng, nếu chăm sóc tốt, cá nhanh lớn, có thể đạt được kích thước thương phẩm từ 3 – 4 kg/con. Mức giá cá thương phẩm dao động 70.000 – 80.000 đồng/kg. Vậy nuôi như thế nào? Nuôi cá bằng lồng HDPE có hiệu quả không? Cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.

Tuổi thọ của cá trắm cỏ là bao nhiêu?

Cá trắm cỏ ngày càng được ưa chuộng, rất nhiều mô hình nuôi thành công tại nhiều địa phương trên cả nước

Mục lục

Cá trắm cỏ là cá gì?

Đặc điểm sinh học

Trắm cỏ là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học. Cá có thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới. Mắt bé ở hai bên đầu. Cá có mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng, các vây màu xám nhạt.

Cá trắm cỏ là loài cá sinh sống ở trong môi trường nước ngọt. Chúng sống chủ yếu ở các khu vực ao, hồ và các con sông lớn. Độ sâu thích hợp của chúng là khoảng 0 – 30 m, đây là khu vực tầng nước giữa và thấp, nơi môi trường nước sạch và rất trong. Thức ăn chính của cá là cỏ, các loại rau xanh, lá và thân cây chuối… hay các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo… Vì vậy, khi nuôi cá trắm, người dân có thể tận dụng được các nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn cho cá giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế. Cá trắm cỏ trong điều kiện tự nhiên sinh sản theo hình thức bán di cư. Khi đến mùa sinh sản, chúng thường di cư lên khu vực đầu nguồn của các con sông để đẻ trứng. Cá trắm cỏ thường sinh sản khi chúng bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành, khi cá được 4 – 5 năm tuổi.

Cá trắm được nuôi ở đâu

Trên thế giới, cá trắm cỏ phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, phân bố rộng từ lưu vực sông Châu Giang ở miền Nam Trung Quốc, sông Hắc Long Giang ở miền Bắc Trung Quốc. Ngày nay, chúng được di nhập đến hầu hết các thủy vực trên thế giới, có mặt ở khoảng 40 quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, cá trắm cỏ chủ yếu phân bố ở sông Hồng, sông Kỳ Cung (Lạng Sơn). Năm 1958, loài cá này đã được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam nuôi thử nghiệm và cho sinh sản nhân tạo thành công.

Tuổi thọ của cá trắm cỏ là bao nhiêu?

Hình thức nuôi cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ có thể nuôi ở nhiều hình thức khác nhau như nuôi trong ao, hồ hoặc thả nuôi trong lồng, bè đặt trên sông. Cá trắm cỏ có kích cỡ lớn, trọng lượng có thể đạt tới 35 – 40 kg, cỡ thương phẩm trung bình là 3 – 5 kg/con. So với các loài cá khác có cùng kích thước thì trong điều kiện tối ưu, cá trắm cỏ sinh trưởng nhanh hơn. Cá nuôi trong ao sau 1 năm đầu đã có thể đạt trọng lượng từ 1,5 – 2 kg/con. Ước tính nuôi cá trắm cỏ đạt năng suất từ 10 – 11 tấn/ha và cho lợi nhuận 200 triệu đồng/ha. Với đặc tính dễ nuôi, mau lớn và có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường nên cá trắm cỏ được rất nhiều người dân ở các địa phương chọn nuôi. Loài cá này thường được thả ghép với mật độ rất thưa trong các ao nuôi cá truyền thống nhằm tận dụng nguồn thức ăn là ốc tự nhiên có trong ao.

Mô hình nuôi tại một số tỉnh Việt Nam

Tại Bắc Giang, nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, thay đổi thói quen nuôi thả cá nhỏ lẻ sang nuôi quy mô lớn, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp TP Bắc Giang phối hợp với UBND xã Đồng Sơn, huyện Yên Dũng triển khai mô hình nuôi cá trắm cỏ thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp và chế phẩm sinh học Gos-Power, với quy mô 1,5 ha. Kết quả bước đầu của mô hình đã khẳng định được ưu điểm và hiệu quả bởi đặc tính cá trắm cỏ dễ nuôi, môi trường ao nuôi luôn đảm bảo, hạn chế dịch bệnh, cá lớn nhanh, đem lại năng suất và hiệu quả cao hơn cách nuôi thông thường. Sau 8 tháng nuôi, tỷ lệ sống bình quân đạt 80%, trọng lượng cá trắm cỏ trung bình đạt 3,5 – 4 kg/con; hệ số thức ăn 1,8; sản lượng đạt 29,4 tấn cá (tương đương 19,6 tấn/ha), trừ chi phí thu lãi 170 – 200 triệu đồng. Đây là mô hình mới, tuy nhiên, bước đầu đã khẳng định được ưu điểm và hiệu quả khi rất dễ áp dụng và phù hợp với nhiều điều kiện về nguồn nước, chất đất và có thể triển khai ở nhiều nơi.

Còn tại tỉnh Quảng Nam, năm 2020, được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Đông Giang đã phối hợp với UBND xã Zơ Ngây triển khai mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ là chính trong ao, với diện tích 0,5 ha cho 25 hộ nuôi. Sau 8 tháng thực hiện, mô hình đã đạt được kết quả khả quan. Với mật độ giống thả 4 con/m2, tổng số lượng cá thả 20.000 con (cá trắm cỏ, cá điêu hồng, cá rô phi đơn tính, cá chép). Cá thương phẩm thu được bình quân có trọng lượng 500 g/con, với tỷ lệ sống đạt 60% thì sau khi trừ hết chi phí mô hình thu lãi hơn 50 triệu đồng. So sánh với kết quả nuôi cá của các hộ trong vùng thì mô hình hiệu quả hơn rất nhiều cả về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, cỡ cá thu hoạch và hiệu quả kinh tế.

Nuôi cá trắm bằng lồng

Tuổi thọ của cá trắm cỏ là bao nhiêu?

Lồng bè nuôi cá truyền thống gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả thấp

Hiện nay nhiều hộ nuôi còn sử dụng vật liệu nuôi trồng cá trắm truyền thống: thùng phuy, phao xốp, lồng tre, gỗ, nứa,… có nhiều bất cập, tác hại xấu tới môi trường. Những lý do sau:

  • – Độ bền kém, tuổi thọ thấp, chỉ sử dụng trong từ 2 – 3 năm
  • – Gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường cảnh quan sinh thái
  • – Ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của cá, vật nuôi
  • – Chịu tải kém, không chịu được tác nhân, khí hậu thời tiết, sóng to gió bão…
  • – Chỉ dùng trong quy mô hẹp, nuôi số lượng ít
  • – Chất lượng vật nuôi thấp, giá trị kinh tế kém
  • – Không được bảo hành bảo trì

Chính vì những tiêu cực do lồng nuôi truyền thống mang lại, Chính phủ đã đề ra Nghị định ban hành về thay đổi chuyển đổi vật liệu nuôi truyền thống sang vật liệu bền vững. Trong đó vật liệu nuôi bằng nhựa HDPE đã được nghiên cứu trên thế giới là vật liệu tốt nhất để nuôi trồng thủy sản. Điển hình là nước bạn NaUy đi đầu trong công nghệ nuôi biển, NTTS.

Lồng nuôi cá nhựa HDPE SuperPlas

Dự án lồng HDPE nuôi cá nước ngọt

Super Trường Phát là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đưa công nghệ nuôi lồng bè HDPE, phao HDPE, Giàn HDPE… trong NTTS đa tầng, đa môi trường nước ngọt, mặn, lợ, NTTS kết hợp phát triển du lịch. Đối với loài cá có giá trị tiềm năng như cá trắm cỏ, rất thích hợp để đầu tư lồng nuôi HDPE. Chúng tôi đã bàn giao rất nhiều dự án lồng nuôi cá tại môi trường nước ngọt, lợ: sông, hồ, ao, thác,… tại các khu vực miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên,….

Tuổi thọ của cá trắm cỏ là bao nhiêu?

Dự án Lồng nuôi cá HDPE Super Trường Phát được bàn giao tại hồ nước ngọt tỉnh Sơn La

Ưu điểm của lồng nuôi cá HDPE SuperPlas

  • – Độ bền tốt, có tính mềm dẻo, tuổi thọ lên tới 50 năm, và dễ dàng thích nghi với mọi loại địa hình, địa lý.
  • – Có khả năng kháng tia UV, kháng mòn, phù hợp với nhiều điều kiện như môi trường nước
  • – Ít bị ảnh hưởng từ biến động bên ngoài như sạt lở đất, địa chấn, bão to
  • – Độ nổi tốt, khả năng chịu lực cao, thích ứng với biến đổi khí hậu
  • – Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, kể cả trong điều kiện địa hình phức tạp và thiếu ổn định.
  • – Thân thiện với môi trường
  • – Bảo hành, bảo trì sản phẩm của SuperPlas lên tới 10 năm. Đặc biệt sản phẩm của Super Trường Phát tích hợp mã bảo hành QR code giúp khách hàng dễ dàng tra cứu và mua sản phẩm chính hãng.

Nuôi cá trắm cỏ là một phương án đầu tư tốt cho các hộ nuôi nước ngọt. Hãy đầu tư lồng nuôi HDPE SuperPlas để đem lại giá trị bền vững về kinh tế cũng như môi trường sinh thái. Liên hệ hoặc chat với bộ phận tư vấn của chúng tôi để được tư vấn: 19000246 (nhánh 2) hoặc 0983.799.269