Ung thư thời kỳ cuối sống được bao lâu

Hầu hết người bệnh ung thư phổi thường không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi các khối u đã lan rộng và bắt đầu di căn. Do đó, nếu ai trong chúng ta nghi ngờ bản thân có các triệu chứng của bệnh ung thư phổi thì nên nhanh chóng đi khám càng sớm càng tốt nhằm được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Bệnh này càng được phát hiện sớm thì khả năng, cơ hội điều trị và chữa khỏi càng cao, tiên lượng bệnh càng tốt hơn.

Tuy nhiên phải nhìn vào thực tế, các bệnh nhân phát hiện mình mắc phải bệnh ung thư phổi hầu hết khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối cùng. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang và lo sợ không biết bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi

Phân loại ung thư phổi

Tại Việt Nam chúng ta, ung thư phổi là căn bệnh rất phổ biến hầu hết ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới. Khi được chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, bác sĩ, bệnh nhân và gia đình nhanh chóng phải đưa ra sự lựa chọn trong việc điều trị. Vì vậy, chúng ta nên trang bị những kiến ​​thức về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối này để nâng cao sức khỏe bản thân nhằm kéo dài sự sống. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân biết được những tiên lượng về khả năng sống sau khi mắc ung thư phổi càng sớm, sẽ chủ động được cách phòng ngừa, thay đổi lối sống theo hướng tích cực và chăm sóc điều trị bệnh tốt hơn.

Ung thư phổi theo từng giai đoạn thường có nhiều đặc điểm và triệu chứng lâm sàng khác nhau, cách điều trị và tiên lượng cũng không giống nhau. Bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại chính như sau:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 85%: Ung thư phổi không tế bào nhỏ lại được chia thành các giai đoạn: I, II, IIIA, IIIB, IV. Nếu bệnh nhân mắc loại ung thư này thì giai đoạn cuối tương đương với giai đoạn IV.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm 15%: Nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ này, với ung thư phổi giai đoạn IV tương đương với giai đoạn các khối u đã di căn đến nhiều cơ quan khác nhau như xương, não, gan...

Ngoài ra, ung thư phổi ở giai đoạn cuối còn được phân loại theo đột biến gen. Một số các trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối có biểu hiện protein PD-1 cao hoặc mang những đột biến gen như ALK, ROS1, EGFR…

Phân loại ung thư phổi

Các yếu tố quyết định bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?

Để xác định được thời gian sống còn của bệnh nhân, các bác sĩ xét nghiệm, chẩn đoán dựa trên 3 cơ sở chính sau đây:

Bệnh đang ở giai đoạn nào?

Đây là mức độ và tình trạng của bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. Giai đoạn của bệnh cho bác sĩ biết được tế bào ung thư đang phát triển như thế nào, để từ đó xác định các phương hướng điều trị phù hợp và cho bệnh nhân biết được thời gian sống còn là bao lâu để có thể chuẩn bị tâm lý.

Về phương pháp điều trị bệnh

Nếu như bệnh ung thư đang gặp phải có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật thì thời gian sống còn của bệnh nhân tương đối sẽ dài hơn. Nhưng khi bệnh nhân vì lí do nào đó không phẫu thuật được, quyết định chữa trị bằng việc sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị hay thậm chí là không thể áp dụng 2 phương pháp này thì có thể thời gian sống còn lại rất ngắn.

Thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân

Nếu bệnh nhân có thể trạng tốt, sức khỏe tốt thì thời gian sống còn có thể kéo dài lâu hơn so với người có thể trạng và sức khỏe suy yếu.

Đối với thể này ung thư phổi tế bào nhỏ [15%] – có tốc độ phát triển bệnh nhanh gấp đôi và di căn xa hơn. Bệnh nhân khi mắc phải thường có các triệu chứng như: Ho khan, ho có đờm, sụt cân nhanh chóng không lý do, khó thở và thường xuyên đau tức ngực… Thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư phổi phần lớn sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại, phân loại của bệnh như: Giai đoạn sớm hay muộn, ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ.

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố

Trong trường hợp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm, được điều trị đầy đủ, phần trăm sống có thể thêm khoảng 5 năm. Nhưng nếu bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ di căn, thì cho dù duy trì và áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau cũng chỉ sống được từ 6 – 18 tháng, tùy theo thể trạng.

Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi chỉ được xét trong các giai đoạn của bệnh như:

  • Ở giai đoạn chưa di căn phần trăm sống của bệnh nhân có thể trên 5 năm chiếm khoảng 52%.
  • Khi ung thư lan tới hạch bạch huyết lân cận, bệnh nhân sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 25%.
  • Với trường hợp di căn xa hơn thì phần trăm sống trên 5 năm của bệnh nhân lúc đó chỉ còn 4%.

Y học hiện nay rất phát triển, đã có nhiều loại thuốc có thể làm ức chế các tế bào ung thư phổi nhưng cũng chỉ là biện pháp nhằm giúp làm kéo dài thời gian sống của người bệnh, không thể chữa trị dứt điểm bệnh được. Theo nghiên cứu, có khoảng 80% ca bệnh ung thư phổi liên quan tới thói quen xấu hút thuốc lá. Do đó, các bác sĩ luôn khuyên mỗi người cần phòng ngừa ung thư phổi bằng việc không hút thuốc lá và không tiếp xúc với khói thuốc lá.

Cần giữ thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh bằng việc: Rèn luyện thể dục hàng ngày, ăn uống đầy đủ các chất, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để tăng sức đề kháng, trồng nhiều cây xanh để giúp cho hệ hô hấp nhẹ nhàng hơn... Bên cạnh đó, mỗi người nên tầm soát ung thư phổi nhằm để sàng lọc và bảo vệ bản thân. Đối với những người có người thân trong gia đình từng bị bệnh ung thư phổi, càng phải khám sức khỏe định kì, xét nghiệm máu và chụp hình phổi nhằm phát hiện ung thư giai đoạn sớm nếu có.

Cần xây dựng thói quen sống lành mạnh góp phần phòng tránh bệnh ung thư phổi

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu. Hy vọng thông qua bài viết này quí đọc giả có thể hiểu thêm về ung thư phổi giai đoạn cuối, cách phòng ngừa, nhận biết cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết được viết bởi ThS.BS Mai Viễn Phương - Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Ung thư phổi tế bào nhỏ [ung thư phổi tế bào nhỏ ] có độ ác tính rất cao. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn hạn chế, tỷ lệ sống sót sau năm năm là 14 phần trăm. Thời gian sống thêm trung bình là 16 đến 24 tháng. Thời gian sống trung bình đối với ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn rộng là từ sáu đến 12 tháng. Hiếm khi tồn tại lâu dài không mắc bệnh.

Nếu không điều trị, thời gian sống thêm trung bình từ chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ từ 2 đến 4 tháng. Tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với ung thư trung biểu mô, một loại ung thư do tiếp xúc với amiăng, là 5 đến 10%.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có bốn giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Ung thư được tìm thấy trong phổi, nhưng nó chưa lan ra ngoài phổi.
  • Giai đoạn 2: Ung thư được tìm thấy ở phổi và các hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn 3: Ung thư ở phổi và các hạch bạch huyết ở giữa ngực.
  • Giai đoạn 3A: Ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết, nhưng chỉ ở cùng bên ngực nơi ung thư bắt đầu phát triển lần đầu.
  • Giai đoạn 3B: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở bên ngực đối diện hoặc đến các hạch bạch huyết phía trên xương đòn.
  • Giai đoạn 4: Ung thư đã lan đến cả hai phổi, vào khu vực xung quanh phổi hoặc đến các cơ quan ở xa.

>>> Người bị ung thư phổi giai đoạn 4 có thể sống được bao lâu?

Ung thư phổi tế bào nhỏ [ung thư phổi tế bào nhỏ ] có hai giai đoạn chính. Trong giai đoạn giới hạn, ung thư chỉ được tìm thấy ở một phổi hoặc các hạch bạch huyết lân cận ở cùng bên ngực.

Giai đoạn rộng có nghĩa là ung thư đã lan rộng:

  • Khắp một lá phổi
  • Đến phổi đối diện
  • Đến các hạch bạch huyết ở phía đối diện
  • Chất lỏng xung quanh phổi
  • Đến tủy xương
  • Đến các cơ quan xa xôi

Tại thời điểm chẩn đoán, 2 trong số 3 người bị ung thư phổi tế bào nhỏ đã ở giai đoạn mở rộng.

Ung thư phổi thường sẽ có 4 giai đoạn đi kèm với các triệu chứng cụ thể

Một khi ung thư xâm nhập vào các hạch bạch huyết và dòng máu, nó có thể di căn đến bất cứ đâu trong cơ thể. Triển vọng tốt hơn khi bắt đầu điều trị trước khi ung thư lan ra ngoài phổi.

Các yếu tố khác bao gồm tuổi tác, sức khỏe tổng thể và mức độ đáp ứng của bạn với điều trị. Bởi vì các triệu chứng ban đầu có thể dễ dàng bị bỏ qua, ung thư phổi thường được chẩn đoán ở giai đoạn sau.

Trong những năm gần đây, các phương pháp điều trị mới đã được chấp thuận cho ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4 [ung thư phổi không tế bào nhỏ ]. Một số người sống sót lâu hơn nhiều so với những phương pháp điều trị truyền thống trước đây.

Sau đây là tỷ lệ sống sót ước tính trong 5 năm đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ theo giai đoạn SEER:

  • Ung thư tại chỗ: 60%
  • Ung thư di căn hạch vùng: 33%
  • Ung thư di căn xa: 6%
  • Tất cả các giai đoạn SEER: 23%

>>> Tiên lượng điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối

Tầm soát ung thư phổi là biện pháp hữu hiệu nhất để bạn phát hiện và điều trị kịp thời ung thư phổi, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình. Hiện nay tại các bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec có Gói Tầm soát ung thư phổi với nhiều ưu điểm vượt trội như: Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào...Có đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo bệnh ung thư: phẫu thuật, trị xạ, hóa chất, ghép Tế bào gốc.... Quý khách có nhu cầu đăng ký khám vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Tài liệu tham khảo: cancer.org, lung.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề