Vận dụng kiến thức đã học Theo em Vì sao phải học lịch sử

Vì sao phải học lịch sử

Trang trước Trang sau

Câu hỏi 4 trang 10 Lịch Sử lớp 6: Vì sao phải học lịch sử?

Quảng cáo

Lời giải:

- Cần phải học lịch sử, vì:

+ Học Lịch sử giúp chúng ta biết được: cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông.

+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

+ Học lịch sử giúp chúng ta có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Tại sao lại học lịch sử?

Peter N. Stearns



Nguồn ảnh: Pixabay

Con người sống trong hiện tại, họ có kế hoạch và lo lắng về tương lai. Tuy nhiên, lịch sử lại nghiên cứu quá khứ. Với tất cả áp lực từ nhu cầu của việc sống trong hiện tại và dự đoán những gì sắp đến, tại sao lại bận tâm với những gì đã xảy ra? Với tất cả các ngành kiến thức ưa thích và sẵn có, tại sao lại duy trì - như hầu hết các chương trình giáo dục của Mỹ - khá nhiều bài học lịch sử? Và tại sao khuyến khích nhiều sinh viên nghiên cứu lịch sử hơn mức họ được yêu cầu?

Bất kỳ chủ đề nghiên cứu nào đều cần sự hợp lý: những người ủng hộ nó phải giải thích tại sao nó đáng quan tâm. Những chủ đề được chấp nhận rộng rãi - và lịch sử chắc chắn là một trong số đó - thu hút một số người vì đơn giản là họ thích thông tin đó và cách thức tư duy liên quan. Nhưng khán giả ít nhiệt thành hơn khi bắt gặp chủ đề này và tự hỏi về lý do tại sao phải bận tâm, cần biết mục đích là gì.

Các nhà sử học không thực hiện cấy ghép tim, cải thiện thiết kế đường cao tốc, hoặc bắt giữ tội phạm. Trong một xã hội hy vọng giáo dục phục vụ mục đích hữu ích, các chức năng của lịch sử có vẻ khó xác định hơn so với ngành kỹ thuật hoặc y dược. Thực tế lịch sử rất hữu ích, thậm chí không thể thiếu, nhưng các kết quả của nghiên cứu lịch sử ít hữu hình hơn, đôi khi ít thức thời hơn so với những kết quả xuất phát từ một số ngành khác.

Trong quá khứ lịch sử đã được thừa nhận bởi những lý do mà ngày nay không còn được chấp nhận nữa. Ví dụ, một trong những lý do lịch sử có vị trí trong giáo dục hiện nay là bởi vì các nhà lãnh đạo trước đây tin rằng sự hiểu biết về các sự kiện lịch sử cụ thể giúp phân biệt được người có học và thất học; những người có thể kể lưu loát ngày người Na-uy chinh phục nước Anh [1066] hoặc tên của người đã đưa ra lý thuyết tiến hóa cùng thời gian mà Darwin đưa ra [Wallace] được coi là cao cấp - một ứng cử viên tốt cho trường luật hoặc thậm chí là thăng chức. Kiến thức về các sự kiện lịch sử đã được sử dụng như một công cụ sàng lọc trong nhiều xã hội, từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ, và các thói quen đó vẫn tồn tại ở một chừng mực nào đó. Thật không may, việc này có thể khuyến khích việc học vẹt - một khía cạnh thật nhưng không thuyết phục. Lịch sử cần được nghiên cứu bởi vì nó cần thiết cho các cá nhân và xã hội, và bởi vì nó chứa đựng vẻ đẹp. Có rất nhiều cách để thảo luận về các chức năng thực sự của lịch sử - vì có nhiều khía cạnh lịch sử khác nhau và nhiều cách rút tách bài học lịch sử. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa về lợi ích của lịch sử đều dựa trên hai sự thật cơ bản.

Nguồn ảnh: Unsplash

Lịch sử giúp chúng ta hiểu con người và xã hội

Đầu tiên, lịch sử cung cấp một kho thông tin về cách con người và xã hội hành xử. Tìm hiểu về hoạt động của con người và xã hội khá khó khăn, mặc dù một số lĩnh vực đang cố gắng. Một sự phụ thuộc hoàn toàn vào dữ liệu hiện tại vô tình làm yếu đi các kết quả. Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá chiến tranh nếu các quốc gia đang hòa bình trừ khi chúng ta sử dụng tài liệu lịch sử? Làm sao chúng ta có thể hiểu về các vĩ nhân, ảnh hưởng của đổi mới công nghệ, hoặc vai trò của niềm tin trong việc định hình cuộc sống gia đình, nếu chúng ta không sử dụng những gì chúng ta biết trong quá khứ? Một số nhà xã hội học cố gắng để xây dựng quy luật hoặc các lý thuyết về hành vi của con người. Nhưng ngay cả việc đó cũng phụ thuộc vào thông tin lịch sử, ngoại trừ trong một vài trường hợp, thường là nhân tạo trong đó các thí nghiệm được đưa ra để đánh giá cách con người hành xử. Các khía cạnh quan trọng của hoạt động của một xã hội, như bầu cử đại chúng, các hoạt động truyền giáo, hoặc các liên minh quân sự, không thể được thiết lập thành các thí nghiệm chính xác. Kết quả là, lịch sử phải đóng vai trò như các phòng nghiên cứu, dù không hoàn hảo, và dữ liệu từ quá khứ trở thành bằng chứng quan trọng nhất của chúng ta trong việc tìm kiếm lý do tại sao loài người phức tạp chúng ta lại cư xử như vậy trong các thiết lập xã hội. Điều này, về cơ bản, là lý do tại sao chúng ta không thể tránh xa lịch sử: nó cung cấp căn cứ chứng thực cho việc quan sát và phân tích các xã hội hoạt động như thế nào, và mọi người cần phải có một hiểu biết về xã hội vận hành để sống cho phù hợp.


Nguồn ảnh: Unsplash

Lịch sử giúp chúng ta hiểu sự thay đổi và xã hội chúng ta sống sẽ diễn tiến như thế nào.

Lý do thứ hai lịch sử luôn là một chủ đề của nghiên cứu khoa học liên quan đến lý do trên. Quá khứ tạo ra hiện tại, và cả tương lai. Bất cứ lúc nào chúng ta cố gắng để hiểu tại sao một điều gì đó đã xảy ra - đó có thể là sự thay đổi của đảng ưu thế trong Quốc hội Mỹ, sự thay đổi lớn trong tỷ lệ tự tử tuổi vị thành niên, hay chiến tranh ở khu vực Balkan hay Trung Đông - chúng ta phải tìm kiếm các yếu tố đã hình thành trước đó. Đôi khi lịch sử khá gần đây sẽ đủ để giải thích một sự tăng trưởng lớn, nhưng thường chúng ta cần phải nhìn xa hơn để xác định nguyên nhân của sự thay đổi. Chỉ có cách thông qua nghiên cứu lịch sử chúng ta mới có thể nắm bắt được cách thế giới thay đổi; chỉ qua lịch sử chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu được những yếu tố gây ra sự thay đổi; và chỉ qua lịch sử chúng ta mới có thể hiểu những yếu tố của một tổ chức hoặc một xã hội vẫn tồn tại mặc dù có thay đổi.

Tầm quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của con người

Hai lý do căn bản để học lịch sử là: tính chân thực và sự quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của mỗi người. Lịch sử được kể hay và đúng thì rất thú vị. Với nhiều sử gia nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến, họ biết tầm quan trọng của bài viết hay và sâu sắc cũng quan trọng như tính chính xác. Tiểu sử các danh nhân hay lịch sử quân sự thường hấp dẫn một phần bởi những câu chuyện được kể lại. Lịch sử cũng như văn hóa, nghệ thuật phục vụ một mục đích thực tế không chỉ trên cơ sở thẩm mỹ mà còn là mức độ hiểu biết của con người. Những câu chuyện hay là những câu chuyện khám phá cuộc sống thực của con người và xã hội đã như thế nào, và chúng gợi lên suy nghĩ về những con người ở những nơi và thời khác. Những giá trị thẩm mỹ và nhân văn khiến con người nỗ lực tái tạo quá khứ xa xôi, không còn tồn tại ngày nay. Khám phá những gì mà nhà sử học đôi lúc gọi là “quá khứ của quá khứ” - cách mà những người xưa đã sống - cho ta thấy ý thức về cái đẹp và niềm vui, và sau cùng là một góc nhìn khác về cuộc sống và xã hội loài người.

Lịch sử góp phần cho sự hiểu biết luân lý

Lịch sử cũng cung cấp chất liệu cho việc chiêm nghiệm luân lý đạo đức. Nghiên cứu những câu chuyện cá nhân hay các tình huống trong quá khứ còn cho phép sinh viên ngành lịch sử kiểm tra ý thức đạo đức bản thân, nhằm trau dồi nó để đối mặt với những tình huống thực tế phức tạp. Con người không chỉ đối mặt với những nghịch cảnh như trong tiểu thuyết mà cả trong thực tế, và những tình huống lịch sử có thể đưa ra gợi ý. "Lịch sử dạy ta bằng ví dụ" là một cụm từ để mô tả việc này, những nghiên cứu lịch sử không chỉ chứng nhận các vĩ nhân, những người đã hóa giải được các tình huống đạo đức khó xử, và cũng như nhiều người dân bình thường, những người cho ta bài học về tính can đảm, sự cần cù, hoặc phản kháng có tính xây dựng.

Lịch sử giúp cung cấp bản sắc

Lịch sử cũng giúp cung cấp bản sắc, và điều này không nghi ngờ gì là một trong những lý do mọi quốc gia khuyến khích dạy nó trong lớp học. Dữ liệu lịch sử bao gồm bằng chứng về cách gia đình, nhóm, tổ chức và toàn thể quốc gia được hình thành và cách họ đã phát triển trong khi vẫn giữ được sự gắn kết. Đối với nhiều người Mỹ, việc nghiên cứu phả của chính họ là cách sử dụng lịch sử rõ ràng nhất, vì nó cung cấp thông tin về gia đình và [ở mức độ phức tạp hơn một chút] là cơ sở để hiểu cách gia đình tương tác với thời đại lịch sử của mình. Bản sắc gia đình được thiết lập và xác nhận. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và các đơn vị xã hội, chẳng hạn như các nhóm sắc tộc ở Hoa Kỳ, sử dụng lịch sử cho để nhận dạng bản sắc cho mình. Chỉ dựa trên thực tế hiện tại, khó có khả năng hình thành một bản sắc dựa trên những quá khứ phong phú sẵn có. Và tất nhiên các quốc gia sử dụng bản sắc lịch sử của họ - và đôi khi lạm dụng nó. Lịch sử kể các câu chuyện đất nước, nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt mà đất nước trải qua, giúp thúc đẩy sự hiểu biết về các giá trị quốc gia và cam kết lòng trung thành với tổ quốc.

Học lịch sử là cần thiết để thành người công dân tốt

Học lịch sử là cần thiết để trở thành người công dân tốt. Đây là lý do phổ biến nhất cho việc đưa lịch sử vào chương trình dạy học. Đôi lúc những người ủng hộ việc này chỉ mong đợi thúc đẩy bản sắc và lòng trung thành quốc gia thông qua một hơi hướng lịch sử bằng những bài học và câu chuyện sinh động về đạo đức và tấm gương của một cá nhân. Tuy nhiên tầm quan trọng của lịch sử vượt xa mục tiêu này và thậm chí nó thách thức trở lại ở một số điểm.

Lịch sử đặt nền tảng cho quyền công dân gắn với ý thức đúng đắn về việc học lịch sử. Lịch sử cung cấp dữ liệu về sự xuất hiện các tổ chức quốc gia, các vấn đề và các giá trị - đó là nguồn lưu trữ dữ liệu quan trọng duy nhất. Nó cung cấp bằng chứng về cách các quốc gia tương tác với các xã hội khác, cung cấp những quan điểm từ nhiều đất nước, thiết yếu cho các công dân có trách nhiệm. Hơn nữa, học lịch sử giúp chúng ta hiểu về những thay đổi hiện tại và tương lai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đang như thế nào và những nguyên nhân liên quan. Quan trọng hơn, học lịch sử khuyến khích thói quen tư duy vốn rất quan trọng để tạo dựng trách nhiệm về hành vi chung, dù là một nhà lãnh đạo quốc gia hay cộng đồng, các cử tri có hiểu biết, một người khởi kiện, hoặc đơn giản một quan sát viên.

Những kỹ năng nào một người học lịch sử cần có?

Một sinh viên được đào tạo tốt về lịch sử, đã được dạy cách làm việc với các tài liệu từ quá khứ và các dẫn chứng lịch sử, sẽ học cách nghiên cứu như thế nào? Danh sách này có liệt kê được, nhưng nó chứa nhiều điểm trùng lắp.

Khả năng đánh giá bằng chứng.

Nghiên cứu lịch sử tích lũy kinh nghiệm trong việc xử lý và đánh giá các loại bằng chứng khác nhau - các loại bằng chứng sử dụng trong việc định hình những hình ảnh chính xác nhất của quá khứ mà họ có thể. Học cách diễn giải các phát biểu của các nhà lãnh đạo trong quá khứ - là một loại bằng chứng - giúp hình thành khả năng phân biệt giữa sự khách quan và sự ích trong các phát biểu của các nhà lãnh đạo chính trị ngày nay. Học cách kết hợp các loại bằng chứng khác nhau - báo cáo công khai, hồ sơ cá nhân, dữ liệu số, tài liệu hình ảnh - phát triển khả năng đưa ra lập luận mạch lạc dựa trên nhiều loại dữ liệu khác nhau. Kỹ năng này cũng có thể áp dụng với thông tin gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Khả năng đánh giá những giải thích mâu thuẫn.

Học lịch sử có nghĩa là đạt được một số kỹ năng trong phân loại những giải thích đa dạng và thường xuyên mâu thuẫn. Hiểu được cách xã hội vận hành - mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu lịch sử - vốn dĩ là khó chính xác, và cũng đúng với những hiểu biết những gì đang xảy ra ngày nay. Học cách xác định và đánh giá những giải thích mâu thuẫn là một kỹ năng công dân cần thiết mà lịch sử, như một phòng thí nghiệm thường xuyên về kinh nghiệm của con người, cho ta học hỏi. Đây là một lĩnh vực mà những lợi ích đầy đủ của nghiên cứu lịch sử đôi khi xung đột với việc sử dụng quá khứ để xây dựng bản sắc một cách hạn hẹp. Có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các tình huống trong quá khứ giúp trang bị tư duy phản biện xây dựng với những tuyên bố đảng phái về vinh quang của bản sắc dân tộc hoặc nhóm người. Các nghiên cứu về lịch sử trong không có ý nghĩa làm xói mòn lòng trung thành hay cam kết, nhưng nó khuyến khích cầu đánh giá các lập luận, và nó cung cấp cơ hội để tham gia vào tranh luận và làm rõ quan điểm.

Kinh nghiệm trong việc đánh giá thay đổi trong quá khứ.

Kinh nghiệm trong việc đánh giá các thay đổi trong quá khứ là rất quan trọng để hiểu sự thay đổi trong xã hội ngày nay - đó là một kỹ năng thiết yếu trong cái chung ta hay gọi là "thế giới luôn thay đổi" của chúng ta. Phân tích sự thay đổi có nghĩa là phát triển một số khả năng để xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của sự thay đổi, một số thay đổi căn bản hơn so với những thay đổi khác. So sánh những sự thay đổi cụ thể với các ví dụ từ quá khứ giúp sinh viên lịch sử phát triển khả năng này. Khả năng xác định tính liên tục luôn đi cùng ngay cả những thay đổi mạnh mẽ nhất cũng đến từ việc nghiên cứu lịch sử, cũng như kỹ năng xác định nguyên nhân có thể gây ra thay đổi. Học lịch sử giúp một chúng ta tìm ra, ví dụ, liệu một yếu tố chính - chẳng hạn như đổi mới công nghệ hoặc một số chính sách mới có chủ ý - có tạo ra thay đổi hay không, trong nhiều trường hợp, thực tế là nhiều yếu tố kết hợp là nguyên nhân tạo ra thay đổi.

Tóm lại, nghiên cứu lịch sử là rất quan trọng để thúc đẩy tiến bộ ở công dân. Nó cung cấp thông tin cơ bản về nền tảng của các thể chế chính trị và về các giá trị và vấn đề ảnh hưởng đến văn mình xã hội của chúng ta. Nó cũng góp phần vào khả năng của chúng ta sử dụng các bằng chứng, đánh giá các giải thích, và phân tích sự thay đổi và tính liên tục. Không ai có thể hoàn toàn đối phó với hiện tại như nhà sử học đề cập về quá khứ - chúng ta thiếu góc nhìn để làm điều này, nhưng chúng ta có thể tiến bộ theo hướng này bằng cách áp dụng các bài học từ lịch sử, và chúng ta sẽ sống như những công dân tốt hơn.

Lịch sử hữu ích cho thế giới công việc

Lịch sử có ích cho thế giới công việc. Học sử sẽ tạo nên doanh nhân, các chuyên gia, và các nhà lãnh đạo chính trị tốt. Có nhiều công việc chuyên môn cho các sử gia nhưng hầu hết những người nghiên cứu lịch sử không thể trở thành nhà sử học chuyên nghiệp. Nhà sử học chuyên nghiệp dạy ở mọi cấp học, làm việc tại bảo tàng và các trung tâm truyền thông, nghiên cứu lịch sử cho các doanh nghiệp hoặc cơ quan công chính, hoặc tham gia tư vấn. Các công việc này là quan trọng, thậm chí là thiết yếu, để duy trì hoạt động cơ bản của lịch sử, nhưng hầu hết những người nghiên cứu lịch sử áp dụng quá trình đào tạo của họ cho nhiều mục đích công việc khác nhau. Người học lịch sử tìm thấy kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến các công việc khác nhau cũng như học tập cao hơn trong các lĩnh vực luật pháp và hành chính công. Nhà tuyển dụng thường chủ tâm tìm các sinh viên có năng lực nghiên cứu lịch sử. Lý do không khó để xác định: Người học lịch sử có được, bằng cách nghiên cứu các thời kỳ và xã hội khác nhau trong quá khứ, một góc nhìn rộng lớn đem lại cho họ trình độ và tính linh hoạt cần thiết trong nhiều tình huống làm việc. Họ phát triển kỹ năng nghiên cứu, khả năng tìm và đánh giá các nguồn thông tin và các phương tiện để xác định và đánh giá các giải thích đa dạng. Nghiên cứu lịch sử cũng cải thiện các kỹ năng viết và nói và có liên quan trực tiếp đến kỹ năng phân tích trong các lĩnh vực công và tư, nơi mà khả năng xác định, đánh giá, và giải thích các xu hướng là điều cần thiết.

Nghiên cứu lịch sử không nghi ngờ gì nữa là một vốn quý cho những công việc và nghề nghiệp khác nhau, mặc dù nó không hẳn, đối với hầu hết sinh viên, dẫn trực tiếp đến một công việc cụ, cũng như một số lĩnh vực kỹ thuật. Nhưng lịch sử đặc biệt chuẩn bị cho người học trên một đoạn đường dài trong sự nghiệp của họ, phẩm chất giúp họ thích nghi và tiến bộ vượt qua giai đoạn đầu sự nghiệp. Không phủ nhận trong xã hội chúng ta, nhiều người trăn trở cho việc học lịch sử. Trước nền kinh tế luôn thay đổi, mối bận tâm về công việc tương lai đều có trên nhiều lĩnh vực. Đào tạo lịch sử không trực tiếp giải quyết điều này, tuy nhiên, lịch sử có thể ứng dụng trực tiếp trong nhiều ngành nghề và rõ ràng lịch sử đã, đang và sẽ giúp rất nhiều cho công việc của chúng ta.

Tại sao học lịch sử?

Câu trả lời là bởi vì chúng ta hầu như phải học, để có được quyền vào phòng nghiên cứu kinh nghiệm của loài người. Khi chúng ta nghiên cứu nghiêm túc, nhờ đó có được một số thói quen tư duy, cũng như một số thông tin cơ bản về các tác nhân có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, chúng ta có được những kỹ năng liên quan và nâng cao năng lực công dân, tư duy phản biện, và nhận thức. Việc ứng dụng lịch sử rất đa dạng. Nghiên cứu lịch sử có thể giúp chúng ta phát triển một số kỹ năng "có thể bán được" theo nghĩa đen, nhưng nghiên cứu lịch sử không nên bị gắn chặt vào chủ nghĩa thực dụng hẹp hòi. Một số lịch sử — giới hạn trong những hồi ức cá nhân về những thay đổi và tính liên tục trong môi trường đời sống — là điều cần thiết để trưởng thành. Một số lịch sử phụ thuộc vào sở thích cá nhân, nơi mà người ta tìm thấy cái đẹp, niềm vui của khám phá, hoặc thách thức trí tuệ. Từ mức quan tâm tối thiểu đến niềm vui của sự cam kết sâu sắc, chúng ta có lịch sử, bằng việc tích lũy kỹ năng giải thích những bí ẩn lịch sử loài người, cho chúng ta một công cụ để nắm bắt cách thế giới này hoạt động.

Nguồn: //www.historians.org/about-aha-and-membership/aha-history-and-archives/historical-archives/why-study-history-[1998]







Bài viết này được chọn lọc, biên dịch, thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Thân Tiến Toàn
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Ngọc Thùy Trâm
Lộc Quỳnh Như
Phan Hoàng Ngân
Lê Quang Minh
  • Giáo dục
  • Làm nghề
  • Làm người
  • Bài viết
  • Lịch sử

Ý nghĩa của việc học và dạy lịch sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.

Lịch sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút [văn bản] nhằm để lại cho hậu thế. Với cách hiểu như vậy, có thể thấy lịch sử là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, như lịch sử dân tộc và nhà nước, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử các tổ chức đảng phái, đoàn thể,… Nói một cách cụ thể, mỗi con người, mỗi gia đình hay mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên đều có lịch sử của riêng nó.

Việc ghi chép các sự kiện lịch sử không chỉ để cho các thế hệ hậu sinh biết được những sự kiện xã hội, tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ, cũng như biết được các thế hệ tiền bối đã sống như thế nào và đã làm những việc gì, mà còn muốn để cho các thế hệ hậu sinh rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ để sống tốt hơn, làm giỏi hơn các thế hệ tiền bối của mình. Chính với mục đích đó mà các nhà nước trên thế giới đã sớm đưa môn học lịch sử vào giảng dạy trong các nhà trường cùng với các môn toán học, thiên văn học, thần học, luật học, triết học, ngôn ngữ học,...

Lịch sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại; không có quá khứ thì cũng không có tương lai. Không biết gì về lịch sử, không học lịch sử, người ta sẽ không hình thành được thái độ trân trọng, tình cảm biết ơn và những việc làm tri ân đối với các bậc “khai quốc công thần”, các vĩ nhân, danh nhân, các anh hùng, liệt sĩ. Không biết gì về lịch sử, người ta cũng không thể hiểu được, giải thích được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang tồn tại, đang vận động và biến đổi không ngừng. Đối với các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách hay làm công tác quản lý xã hội, nếu không hiểu biết gì về lịch sử nói chung, về lịch sử ngành nghề, lĩnh vực mình đảm trách nói riêng, chắc chắn họ sẽ rơi vào tình trạng quan liêu, tùy tiện, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Người ta sẽ trở thành người vô tâm, vô cảm và “mất gốc” khi không biết mình là ai, không biết lai lịch, nguồn gốc gia đình, quê hương, bản quán của mình như thế nào. Một nhà thơ Xô-viết từng viết: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. Câu nói đó hoàn toàn ứng nghiệm với kết cục nhân - quả của những kẻ xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, bôi nhọ và phỉ báng lịch sử. Đến một thời kỳ nào đó, xã hội loài người sẽ không còn giai cấp và sự phân cách giàu nghèo, sang hèn, nhưng nguồn gốc gia đình, dân tộc, ranh giới quốc gia sẽ vẫn còn tồn tại, do đó, việc học và dạy lịch sử sẽ vẫn còn cần thiết.

Lịch sử là những sự kiện diễn ra trong quá khứ, bởi vậy, nó có những đặc trưng rất khác biệt so với các lĩnh vực khác. Sự khác biệt đó là ở chỗ, các sự kiện lịch sử đòi hỏi phải được ghi chép một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí sau: 1- Danh tính [tên gọi] của sự kiện và bối cảnh xảy ra sự kiện; 2- Địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện; 3- Nội dung, diễn biến của sự kiện; 4- Nhân vật [con người] có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự kiện; 5- Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng và ý nghĩa của sự kiện tại thời điểm xảy ra sự kiện. Các tiêu chí đó có liên quan mật thiết với nhau; nếu thiếu một tiêu chí nào đó thì sự kiện lịch sử sẽ trở nên phiến diện, bị sai lệch, thậm chí bị lợi dụng, bị xuyên tạc. Để bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí nêu đó, những người viết sử [thời phong kiến gọi là quan ngự sử] phải là những người có các phẩm chất: công tâm, khách quan, trung thực, dũng cảm. Với những đặc trưng khác biệt, người châu Âu đã coi lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội. Và không phải ngẫu nhiên mà những lãnh tụ, những chính khách nổi tiếng trên thế giới đều là những người rất am hiểu lịch sử trong nước và lịch sử nhân loại.

Thông qua lịch sử mà truyền cảm, thôi thúc các thế hệ hậu sinh phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với sự mong đợi, kỳ vọng của các thế hệ cha ông, như người xưa nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Học sinh học lịch sử không chỉ tự mình đọc sử ký và những tài liệu lịch sử do các nhà sử học thời xưa ghi chép, mà còn phải đến trường để nghe các thày, cô giáo dạy sử chỉ dẫn, phân tích, giảng giải những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc của những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng còn là để “ôn cố tri tân”, biết cũ, hiểu mới. Nếu kết hợp việc tự học lịch sử, xem phim ảnh, đọc các tác phẩm dã sử với việc nghe các thày, cô giáo giảng về lịch sử thì lịch sử sẽ sinh động, sâu sắc, hấp dẫn biết nhường nào. Có học lịch sử, người Việt Nam mới thấy dân tộc ta, đất nước ta có một bề dày lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước rất hào hùng, oanh liệt, với biết bao sự kiện, sự việc.

Khách quan và nghiêm túc mà nói, lịch sử dân tộc ta, đất nước ta là vô cùng sôi động, hấp dẫn. Nhưng tại sao nhiều năm nay môn học lịch sử trong các cấp nhà trường ở nước ta chưa hấp dẫn học sinh, sinh viên? Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn là trong đó có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, do giáo trình, tài liệu, giáo cụ phục vụ cho việc dạy lịch sử quá sơ sài, rời rạc, chắp vá và có phần tùy tiện. Thứ hai, do đội ngũ giáo viên dạy lịch sử thiếu nhiệt huyết, ít đọc, ít sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan, dẫn đến việc giảng lịch sử ở trên lớp chỉ dựa vào giáo án được soạn từ sách giáo khoa. Với cách thức giảng dạy như thế và được diễn đi, diễn lại trong nhiều năm [y như một món ăn theo công thức có sẵn] đã khiến cho số đông học sinh, sinh viên cảm thấy nhàm chán, vô bổ. Từ sự cảm nhận đó mà học sinh, sinh viên hình thành tâm lý, thái độ học tập hình thức, đối phó, miễn sao có chứng chỉ, bằng cấp để xin việc, kiếm sống mà thôi.

Là người được đào tạo về chuyên ngành lịch sử và đã có một thời gian giảng dạy lịch sử, tôi thấy rằng, để môn lịch sử thực sự là một môn học có sức truyền cảm, hấp dẫn người học, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử cũng như việc giảng dạy môn lịch sử cần phải có những người tâm huyết, mạnh dạn đổi mới và hội tụ các yếu tố sau đây:

Một là, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử [chính sử] phải do các giáo sư, các chuyên gia có uy tín trong ngành sử học đảm trách và chỉ đạo để bảo đảm các yêu cầu rõ ràng, đầy đủ, chính xác các sự kiện lịch sử. Những sự kiện lịch sử nào đó có tính chất truyền thuyết, truyền miệng thì nên đưa vào tài liệu tham khảo, chứ không nên coi đó là chính sử. Chẳng hạn, các truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” [Bà Âu Cơ sinh trăm trứng, rồi nở ra trăm người con…], “Thánh Gióng” [Thánh Gióng bay về trời…],… là không có căn cứ khoa học để đưa vào chính sử, mà nên coi đó là những câu chuyện dã sử, nhằm tránh sự hoài nghi, thắc mắc của người học. Môn học lịch sử dù được giảng dạy ở cấp nào thì các sự kiện lịch sử cũng phải bảo đảm tính thống nhất về sự chính xác, rõ ràng, đầy đủ, loại trừ sự tùy tiện, sai lệch. Tùy theo cấp học mà các sự kiện lịch sử được phân tích, so sánh, liên hệ và bình luận nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Hai là, các thày, cô giáo giảng dạy lịch sử cần phải đọc rất nhiều, bởi có như vậy, các sự kiện lịch sử mới không trở nên khô khan, trần trụi. Chẳng hạn, khi nói về sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Hà Nội, đổi tên Kinh đô là Thăng Long, thì xung quanh sự kiện này có rất nhiều vấn đề liên quan đến địa lý, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, phòng chống ngoại xâm,…, đòi hỏi các thày, cô giảng dạy lịch sử cần giới thiệu, phân tích, so sánh, liên hệ và giải thích. Ngoài ra, việc các thày, cô giới thiệu những câu chuyện dân gian truyền miệng có tính chất dã sử xung quanh sự kiện dời đô và nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn cũng sẽ làm cho sự kiện lịch sử đó càng thêm phần phong phú, hấp dẫn. Hay chẳng hạn, khi giảng về cuộc kháng chiến của dân tộc ta ở thời nhà Trần chống giặc Nguyên - Mông, nếu các thày, cô giảng dạy lịch sử có phần giới thiệu cho học sinh biết nguồn gốc của giặc Nguyên - Mông, cũng như biết được tài năng, công trạng của các danh tướng nhà Trần, thì chắc chắn là bài giảng lịch sử của các thày, cô sẽ rất phong phú, sinh động và gây ấn tượng sâu sắc. Rõ ràng, việc giảng dạy lịch sử chỉ trở nên hấp dẫn, có ý nghĩa sâu rộng khi các thày, cô giảng dạy lịch sử có kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực văn học, địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự, dân tộc, tôn giáo… Các thày, cô dạy lịch sử cũng là dạy cả về cách làm người, cách “biết mình, biết người” và cách “đối nhân, xử thế” ở đời.

Ba là, muốn cho môn học lịch sử hấp dẫn và có ý nghĩa thiết thực, gây ấn tượng sâu sắc, việc tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử hay xem phim ảnh lịch sử cũng rất nên được các cấp nhà trường quan tâm thực hiện. Ngoài ra, các thày, cô giảng dạy môn lịch sử cũng cần tổ chức những buổi ngoại khóa, mời các giáo sư, các nhà nghiên cứu có uy tín trong ngành sử học đến thỉnh giảng; hoặc tổ chức thảo luận [hội thảo] theo chuyên đề nhằm lôi cuốn học sinh, sinh viên vào việc đọc và sưu tầm hay giới thiệu các tư liệu, tài liệu lịch sử. Đây không chỉ là cách chứng tỏ lịch sử là một môn khoa học xã hội, mà còn là cách khắc phục lối mòn giảng dạy một chiều, có tính chất áp đặt đã tồn tại bao năm nay ở nước ta.

Mong sao lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” sẽ trở thành hiện thực thông qua việc đổi mới nhận thức, quan điểm đối với môn học lịch sử cũng như cách thức viết sử và giảng dạy lịch sử ở nước ta.

Nguyễn Đức Mạnh

ThS, Học viện Hành chính

Theo TAPCHICONGSAN.ORG.VN

Tại sao cần thiết phải học môn lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử...

Trả lời câu hỏi luyện tập 1, 2 trang 14 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo – Bài 1: Lịch sử là gì?

Câu 1:Tại sao cần thiết phải học môn lịch sử

Trả lời:Chúng ta cần học môn lịch sử vì học lịch sử giúp chúng tabiết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.

Câu 2:Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử

Trả lời:Để biết và dựng lại lịch sử chúng ta cần căn cứ vào các nguồn tư liệu khác nhau:


– Tư liệu truyền miệng:là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau.

– Tư liệu hiện vật:là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

– Tư liệu chữ viết:là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.


    Bài học:
  • Bài 1: Lịch sử là gì [Chân trời sáng tạo]
  • Chương 1: Tại sao cần học lịch sử [Chân trời sáng tạo]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo


Bài trướcTại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu cụ
Bài tiếp theoGiải bài 3 trang 14 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo: Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống?

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 10 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Nêu ý nghĩa hai câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phương pháp giải:

Đọc và phân tích hai câu thơ của Bác

Lời giải chi tiết:

Câu thơ của Bác:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

- Học Lịch sử không chỉ giúp chúng ta nhớ về cội nguồn mà chúng ta còn vận dụng được những bài học đó nhằm phục vụ hiện tại và tương lại.

- Như vậy, việc học Lịch sử là cần thiết để giáo dục học sinh về cội nguồn, truyền thống yêu nước của ông cha, tổ tiên mà còn giúp vận dụng được những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu vào cuộc sống.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Theo em , việc biên soạn các tác phẩm như hình có tác dụng gì ?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh

Lời giải chi tiết:

Việc biên soạn các tác phẩm như hình 2 là một cách nghiên cứu, tổng hợp, phân tích lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm hiểu về cội nguồn của quốc gia, dân tộc, thế giới. Từ đó, đúc rút được những kinh nghiệm và bài học lịch sử để phục vụ cho hiện tại và tương lai.

loigiaihay.com

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Vì sao phải học Lịch sử?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức vì sao phải học lịch sử

Lời giải chi tiết:

- Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,… và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.

- Học lịch sử còn để đúc kết những những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Soạn giải bài 1 phần Luyện tập - vận dụng trang 10 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Nhà chính trị nổi tiếng La Mã cổ đại Xi-xe-rông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Em có đồng ý với quan điểm đó không?

  • Soạn giải bài 2 phần Luyện tập - vận dụng trang 10 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Các bạn trong hình bên đang làm gì? Theo em, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

  • Soạn giải bài 3 phần Luyện tập - vận dụng trang 10 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Hãy chia sẻ với thầy cô giáo và các bạn các hình thức học lịch sử mà em biết; cách học lịch sử nào giúp các em hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Soạn giải bài 4 phần Luyện tập - vận dụng trang 10 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Soạn giải bài 4 phần Luyện tập - vận dụng trang 10 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống.Em hãy điều tra xem trong lớp em có bao nhiêu bạn thích học môn Toán, môn Ngữ văn và môn Lịch sử . Theo em, các bạn học những môn khác có cần biết Lịch sử không? Vì sao?

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 9 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể.

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- KNTT - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Soạn Lịch sử 6 bài 1 : Lịch sử và cuộc sống [Kết nối tri thức]

Xuất bản ngày 08/07/2021 - Tác giả: Tâm Phương

Hướng dẫn soạn Sử 6 bài 1 trang 9, gợi ý trả lời các câu hỏi kiến thức trong bài tìm hiểu và làm quen với khái niệm lịch sử và môn học Lịch sử

Mục lục nội dung
  • 1. Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới
  • 1.1. Câu hỏi trang 9
  • 1.2. Câu hỏi trang 10
  • 2. Luyện tập và vận dụng
  • 2.1. Câu hỏiluyện tập 1
  • 2.2. Câu hỏiluyện tập 2
  • 2.3. Câu hỏivận dụng3
  • 2.4. Câu hỏi vận dụng4
Mục lục bài viết

Hướng dẫn soạnbài 1trang 9sgk Lịch sử và địa lí 6 - Lịch sử và cuộc sốngtheo chương trình sách giáo khoasoạn sử 6 sáchKết nối tri thức với cuộc sống giúp các em hiểuđầy đủ về khái niệm lịch sử vàmôn học lịch sử trong nhà trường phổ thông.

Mục tiêu cần đạt:

  • Nắm được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử
  • Hiểu và giải thíchđược lí do vì sao cần học môn Lịch sử

Video liên quan

Chủ Đề