Văn phòng hội đồng chức danh giáo sư nhà nước

Cũng trong năm qua, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã tích cực góp ý cho Quy chế đào tạo tiến sĩ, trong đó nhiều ý kiến của Hội đồng  và Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã được Ban soạn thảo tiếp thu và hoàn thiện. Các thành viên của Hội đồng đã tích cực, chủ động tham gia góp ý cho Dự thảo văn bản thay thế Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, thủ tục, quy trình xét, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Ngoài ra, Hội đồng đã tiến hành rà soát, bổ sung danh mục các tạp chí được tính điểm công trình khoa học quy đổi năm 2017, đồng thời, có công văn hướng dẫn nâng cao chất lượng các tạp chí khoa học của Việt Nam. Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước kiến nghị Chủ tịch giao Văn phòng phối hợp với các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành và các cơ sở giáo dục đại học tổ chức các hội thảo về các giải pháp nâng cao chất lượng tạp chí khoa học theo hướng hội nhập quốc tế. Sớm có chủ trương, quyết định triển khai xây dựng, áp dụng Vietnam Citation Index [ VCI ] để có cơ sở khoa học  đánh giá, xếp loại tạp chí khoa học của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Kết luận kỳ họp, Bộ trưởng, Chủ tịch  Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao các hoạt động của Hội đồng cũng như Văn phòng hội đồng trong năm qua, trong đó mỗi thành viên đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm đối với công việc chung. Bộ trưởng, Chủ tịch yêu cầu các giáo sư thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tiếp tục góp ý cho Dự thảo văn bản thay thế Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và Quyết định 20/2012?QĐ-TTg; thực hiện đúng lịch xét và đảm bảo chất lượng đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017; tiếp tục chú ý việc nâng cao chất lượng các tạp chí khoa học để số tạp chí khoa học của Việt Nam có tên trong các hệ thống ISI, Scopus, ACI nhiều hơn.

Nhấn mạnh về một số nhiệm vụ trong những năm tới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị, trong kế hoạch triển khai của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cần có những kế hoạch ở tầm lớn hơn, mang tính chất tư vấn cho ngành như xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành cấp chiến lược, các biện pháp để trọng dụng đội ngũ… để trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa vào các  đề án và kiến nghị với Trung ương.

TPO - Chú ý xem xét về mặt chuyên môn, học thuật, tính liêm chính khoa học trong các công trình khoa học của ứng viên là một trong những lưu ý trong xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022.

TPO - Năm 2021, cả nước có 405 ứng viên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đủ tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư. 

TPO - Từ năm 2018, sau "chuyến tàu vét" 174, việc xét công nhận Giáo sư, Phó giáo sư năm nào cũng có ý kiến tranh luận liên quan đến hồ sơ khoa học của các ứng viên. Đã có ý kiến cho rằng việc xét công nhận này nên giao cho các trường đại học và Giáo sư hay Phó giáo sư sẽ không còn là danh vị cả đời.

TPO - Hôm nay, Hội đồng Giáo sư Nhà nước tổ chức phiên họp xét công nhận tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư cho các ứng viên đã được Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành thông qua. Nhìn lại quá trình xét duyệt các ứng viên năm 2021, có thể thấy vấn đề nổi cộm nhất vẫn là liêm chính khoa học.

TPO - Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.

TPO - Trong số 451 ứng viên xét công nhận tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2021, PGS.TS Trần Xuân Bách là ứng viên giáo sư trẻ nhất, 38 tuổi.

TPO - Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng GD - ĐT vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước, từ ngày 25/5, theo quyết định của Thủ tướng.

TPO - Giảng viên Lê Thị Hương [Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường ĐH Vinh] là một trong hai Phó Giáo sư trẻ nhất vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận năm 2020. Dù mới 34 tuổi nhưng nữ Phó Giáo sư này là tác giả của hơn 100 bài báo, đề tài khoa học quốc tế, quốc gia.

TPO - Ông Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho hay, đến thời điểm này Hội đồng Giáo sư Nhà nước chưa họp và xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư. 

TP - Năm thứ hai thực hiện xét công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư [GS/PGS] có những điểm mới. Việc kiện toàn hội đồng GS ngành/liên ngành diễn ra hằng năm và thành viên có thể thay đổi tùy thuộc số lượng, cơ cấu chuyên ngành của ứng viên theo từng năm. 

TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 416 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2020.

TP - Giống năm 2019, sau khi ứng viên nộp xong hồ sơ, qua vòng xét duyệt cấp cơ sở, Hội đồng Giáo sư Nhà nước [HĐGSNN] lại đưa ứng viên vào thế “việt vị” với cụm từ “không đủ” ngay trước khi HĐGS ngành/liên ngành xét duyệt.

TPO - Từ 603 ứng viên ghi danh ban đầu, đến nay, danh sách đưa lên các Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành chỉ còn 416 ứng viên.

TPO - Từ năm 2020, các ứng viên giáo sư, phó giáo sư đều phải có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, trừ ngành đặc thù.

TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước rà soát tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành. Kết quả sau khi rà soát có 14/278 thành viên Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành không đáp ứng được điều kiện theo quy định.

TPO - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo sư Nhà nước [HĐGSNN], ngành/liên ngành và cơ sở.

TP - Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư Nhà  nước [HĐGSNN], ngành/liên ngành, cơ sở [gọi tắt là dự thảo thông tư sửa đổi] đang được Bộ GD&ĐT hoàn thiện để trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký.   

TPO - Bộ GD&ĐT quyết định khôi phục lại quy định công khai lý lịch khoa học của các ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước [HĐGSNN] sau khi lấy ý kiến của dư luận xã hội đối với dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp hội đồng giáo sư.

TPO - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo lần 2 thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở [Thông tư số 04/2019].

TPO - Thông tin từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước [HĐGSNN] cho biết, ngày 16/12 vừa qua đã tổ chức xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư đối với ứng viên của 2 Hội đồng Khoa học quân sự và Khoa học an ninh năm 2019.

TPO - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư 2019.

TPO - Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với các thành viên Hội đồng giáo sư [GS] ngành và liên ngành. Đây được coi là “thước đo” pháp lý để dư luận cũng như chính các ứng viên “soi” xem những người cầm cân nảy mực, quyết định “số phận” của mình đạt trình độ thế nào.

Chủ Đề