Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà là bài thơ nào

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Em hãy cho biết nội dung cùa hai câu thơ trong đề?

Các câu hỏi tương tự

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

[Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD]

Câu 1 [1 điểm]: Nhan đề của văn bản trên là gì? Tác giả là ai? Văn bản được viết bằng thể thơ gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 [1 điểm]: Khái quát nghệ thuật và nội dung của văn bản?

Câu 3 [0,5 điểm]: Cho biết sự cảm nhận của em về cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này với cụm từ “ta với ta” trong câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta” – Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến?

Câu 4 [0,5 điểm]: Tìm từ láy trong bài thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này ?

 “Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

[“Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan]

            Hai câu thơ trên nằm ở phần tả cảnh Đèo Ngang trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Chỉ đơn thuần là vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới, núi [hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom]. Mấy nhà chợ lác đác bên sông [hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác]. Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động. Từ “lác đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Mà như ta biết, chợ búa là nơi thể hiện đời sống kinh tế của khu dân cư, chợ vắng vẻ nghĩa là nơi ấy nghèo đói, lam lũ lắm. Điều đặc biệt là hai từ tượng hình độc đáo ấy được đảo lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ, đói nghèo của người dân vùng Đèo Ngang. Chẳng những thế, các từ chỉ lượng rất ít ỏi: “vài”, “mây” nó nhắc đến sự vắng vẻ, tiêu điều của sự sống. Đã vậy, các từ chỉ lượng ấy bị tách riêng ra khỏi danh từ để các sự vật “tiều”, “chợ” đứng một mình chơ vơ giữa câu thơ càng tô đậm sự heo hút, vắng lặng của con người.

___

Xem thêm:

Trình bày hai chi tiết có sử dụng nghệ thuật tăng cấp trong văn bản “Sống chết mặc bay” tại đây.

Related

Tags:Giáo án Văn 7 · Văn 7

Trong các bài tập làm văn của các bạn sẽ phải làm bài phân tích hai lom khom dưới núi tiều vài chú lác đác bên sông chợ mấy nhà . Dưới đây bạn hãy theo dõi bài làm của wikisecret nhé.

===>> Chủ ngữ của câu lom khom dưới núi tiều vài chú là gì

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ trong đoạn văn bản Qua đèo ngang: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Một trong những tác giả nổi tiếng về các bài thơ Nôm chính là bà huyện Thanh Quan, giáo sư Nguyễn Lộc đã có một nhận xét rất đắt giá về phong cách sáng tác của bà: “Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cái cảm giác vắng lặng và buồn bã. Cảnh bà miêu tả trong những bài thơ giống như những bức tranh thủy mặc, chấm phá…Hơn nữa, nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh, mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Do vậy, người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ. Thơ bà còn được chú ý vì một lẽ nữa, đó là nghệ thuật hết sức điêu luyện. Ở đó, niêm luật đều luật đều chặt chẽ mà không gây cảm giác gò bó, xếp đặt. Câu thơ của bà trang nhã, từ ngữ chải chuốt và chọn lọc công phu….” Tiêu biểu nhất cho các sáng tác của bà là “Qua đèo Ngang”

Qua đèo ngang chủ yếu nói về quang cảnh ở đèo Ngang thoáng đãng nhưng heo hút,đã thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đang xa quê hương nên đứng giữa khung cảnh ấy,tác giả lại càng thấy mình cô độc lẻ loi,nỗi nhớ quê càng da diết. Trong bài thơ,hai câu thơ đặc sắc và nhiều giá trị biểu cảm nhất có lẽ là:

“ Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”

Vốn được xem là một bài thơ Nôm đường luật mẫu mực. Từng câu trong bài đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt của thơ đường luật. Hai câu thơ này cũng vậy,ta có thể thấy hai câu đối nhau rất chỉnh,vừa tả được cảnh lại vừa nói lên được tình của tác giả. “ lom khom” đối với “lác đác”. Lom khom là tư thế người,ở đây là tư thế của các chú tiều phu đang đốn củi hay cặm cụi làm việc. Lác đác tức là rất thưa thớt, cách nhau xa xa mới có. Cùng với đó “ dưới núi” đối với “ bên sông” đối nhau về vị trí địa hình,nối hai hình ảnh “ tiều vài chú” và “ chợ mấy nhà” tạo nên một chỉnh thể bức tranh khung cảnh nơi tác giả đang đứng. Dễ thấy ở đây sử dụng đảo từ, đáng lẽ ra phải là “ dưới núi lom khom vài chú tiều, bên sông lác đác mấy nhà chợ” việc tác giả đảo các tính từ “ lom khom” và “ lác đác” là có dụng ý gì? Phải chăng là để nhấn mạnh,tô đậm hơn vẻ hoang sơ tiêu điều nơi này, sự xuất hiện của con người,của hoạt động sinh hoạt là quá ít,núi có vài chú tiều nhỏ bé đốn củi,chợ nhà có nhưng cũng không thể nào đem lại cho nơi đây vẻ đông vui mà vẫn thật hoang vu. Cảnh như thế hỏi sao lòng người không sầu não cho được?

Hai câu thơ tả cảnh nhưng lại khiến ta thấy được tâm.trạng của nhà thơ. “ Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ” cảnh hiện nên tiêu điều,vắng vẻ,mang màu buồn thì chắc hẳn bà huyện Thanh Quan cũng đang trĩu nặng một nỗi ưu sầu.Hai câu thơ có giá trị biểu cảm cao,được viết dưới ngòi bút của kẻ lữ khách tha hương càng khiến cho người đọc cảm nhận rõ ràng những cảm xúc truyền tải ở đó.

Ai đi xa quê không nhớ về quê hương,đặc biệt khi đứng trong hoàn cảnh cảnh vật u sầu ảm đạm tại càng khiến con người ta buồn phiền. Đứng trên đèo Ngang cao lưng chừng,nhìn xuống phía dưới tiêu điều xác xơ,một mình lẻ loi cô độc,giấu sao được nỗi lòng thổn thức bồi hồi. Tuy chỉ là một bài thơ tức cảnh nhưng nó đã truyền tải một cách sâu sắc tâm tư của tác giả,câu thơ đối nhau rất chỉnh,vẹn ý thể hiện tài năng của một cây bút trong sáng tác thơ.

Hai câu thơ trên có lẽ là hai câu thơ mang nhiều giá trị biểu cảm nhất trong bài, tả cảnh mà lại nói lên được tình cảm của tác giả một cách chân thành và sâu sắc nhất. Sự thành công của bài thơ cũng một phần nhờ vào sự hoàn hảo trong nội dung và hình thức từng câu thơ. Từng câu thơ đến cả bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những giá trị nhất định.

Theo wikisecret.com

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề