Bao nhiêu năm thì được hợp đồng không thời hạn năm 2024

Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì hiện nay, hợp đồng lao động (HĐLĐ) chỉ được giao kết theo một trong hai loại là HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn.

Giữa 02 loại hợp đồng lao động này có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:

Tiêu chí

HĐLĐ không xác định

thời hạn

HĐLĐ xác định thời hạn

Khái niệm

HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Thời hạn của HĐLĐ

Không xác định thời hạn.

Có thời hạn không quá 36 tháng.

Xử lý khi HĐLĐ hết hạn

Không có thời điểm kết thúc hợp đồng.

Khi HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

+ Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn;

+ Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn, trừ HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019.

Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Trừ các trường hợp không phải báo trước, NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho người sử dụng lao động:

- Ít nhất 45 ngày.

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì phải báo trước ít nhất 120 ngày.

Trừ các trường hợp không phải báo trước, NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho người sử dụng lao động:

- Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời hạn báo trước như sau:

+ Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên.

+ Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.

Đóng BHXH bắt buộc; BHYT; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN)

Đóng tất cả các loại bảo hiểm sau:

- BHXH bắt buộc;

- BHTNLĐ-BNN;

- BHYT;

- BHTN.

- Đối với HĐLĐ dưới 1 tháng: Không phải tham gia loại bảo hiểm nào;

- Đối với HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, đóng:

+ BHXH bắt buộc;

+ BHTNLĐ-BNN.

- Đối với HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên, đóng:

+ BHXH bắt buộc;

+ BHYT;

+ BHTNLĐ-BNN.

- Về BHTN, theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì:

+ NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng phải tham gia BHTN (tuy nhiên loại hợp đồng này đã bị bãi bỏ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019).

Khi nào thì hợp đồng lao động có thời hạn chuyển thành hợp đồng lao động không thời hạn? Những lưu ý gì khi ký hợp đồng lao động không thời hạn? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết NewCA tổng hợp dưới đây.

Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 đã định nghĩa về hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

Hợp đồng vô thời hạn là hợp đồng hợp đồng lao động không xác định thời hạn, mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. … Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Khi nào hợp đồng lao động có thời hạn chuyển thành không thời hạn?

Cụ thể tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

– Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp:

+ Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

+ Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

+ Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Như vậy, khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Bao nhiêu năm thì được hợp đồng không thời hạn năm 2024
Điều kiện để chuyển từ hợp đồng lao động có thời hạn sang hợp đồng lao động không thời hạn. Ảnh: Internet

Hợp đồng lao động không thời hạn được ký dưới hình thức nào?

Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể giao kết dưới một trong 03 hình thức sau:

(1) Bằng văn bản;

(2) Thông điệp dữ liệu thông qua phương tiện điện tử;

(3) Bằng lời nói.

Trong đó:

– Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch điện tử cũng có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

– Hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ áp dụng với hợp đồng lao động dưới 01 tháng, trừ trường hợp giao kết hợp đồng với người giúp việc, người dưới 15 tuổi, nhóm người lao động thông qua người được ủy quyền để làm công việc dưới 12 tháng.

Như vậy, khi ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, các bên chỉ được sử dụng hình thức văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử và không được sử dụng hình thức lời nói để giao kết loại hợp đồng này.

Hợp đồng lao động không thời hạn chấm dứt khi nào?

Căn cứ quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động không thời hạn sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019.

– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Hợp đồng lao động không thời hạn là gì?

Hợp đồng vô thời hạn là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trong đó, hai bên (người lao động và người sử dụng lao động) không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng. Đây là căn cứ để xác định có hay không có quan hệ lao động. Hợp đồng vô thời hạn là hợp đồng không xác định thời hạn.

Khi nào thì được ký hợp đồng không thời hạn?

Hợp đồng lao động dưới 12 tháng: Báo trước ít nhất 03 ngày. Hợp đồng lao động từ 12-36 tháng: Báo trước ít nhất 30 ngày. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Báo trước ít nhất 45 ngày.

Hợp đồng lao động được gia hạn bao nhiêu lần?

Như vậy, hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 2 lần.

Hợp đồng vô thời hạn bao trước bao nhiêu ngày?

(1) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày; (2) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.