Bệnh viện tư nhân là gì

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt với “cơn bão” đại dịch covid 19 như một hồi cảnh tỉnh với con người. Nhu cầu về bệnh viện tư nhân càng ngày càng cao. Tuy nhiên không phải muốn là có thể thành lập bệnh viện tư nhân.

Bệnh viện tư nhân là xu hướng tất yếu

Hãy cùng Luật Việt Tín tìm hiểu các vấn đề về thành lập bệnh viện tư nhân cùng các luật sư của chúng tôi.

Điều kiện thành lập bệnh viện

Người đứng đầu cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế phải có Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dược, doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế thì người đứng đầu hoặc người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp phải có Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân.

Cơ sở y, y dược học cổ truyền, dược, vắc xin, sinh phẩm y tế; doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.

Cơ sở y, dược tư nhân phải có đủ người làm công việc chuyên môn, bảo đảm điều kiện về địa điểm, trang thiết bị y tế và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Người làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, dược tư nhân phải có bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao và phải thực hiện các quy định của pháp luật về lao động.

Người nước ngoài làm công việc chuyên môn trong các cơ sở y, y dược học cổ truyền tư nhân phải được Bộ Y tế Việt Nam cho phép.

Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo hoặc phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải có trình độ trung cấp trở lên về y; đối với y dược học cổ truyền thì người phiên dịch phải là lương y hoặc có trình độ trung cấp y học cổ truyền trở lên.

Đảm bảo các yếu tố cho bệnh viện tư nhân

Thủ tục thành lập bệnh viện tư nhân

Quy trình thành lập bệnh viện tư nhân bao gồm:

  • Chủ đầu tư có Đơn xin thành lập Bệnh viện và Đề án thành lập Bệnh viện gửi đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi đặt Bệnh viện.
  • Sở Y tế có Công văn kèm theo Đề án thành lập Bệnh viện gửi đến UBND tỉnh.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn trả lời Sở Y tế đồng ý cho phép thành lập Bệnh viện … tại địa điểm …
  • Sở Y tế có công văn đề nghị Bộ Y tế cho phép thành lập Bệnh viện, kèm theo Đề án thành lập bệnh viện và Công văn ý kiến của UBND tỉnh.
  • Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân là Giám đốc Bệnh viện và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân cho Bệnh viện.

Xem thêm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân

Hồ sơ thành lập bệnh viện tư nhân

  • Đơn đề nghị thành lập bệnh viện;
  • Đề án bệnh viện;
  • Đơn xin đăng ký quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh;
  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền tư nhân;
  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y tư nhân;
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề phòng khám đa khoa;
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền;
  • Giấy xác nhận thời gian thực hành tại cơ sở chuyên môn y, dược;
  • Giấy xác nhận của thủ trưởng đơn vị về việc cho phép hành nghề y dược ngoài giờ hành chính;
  • Bản cam kết.
Luật Việt Tín hỗ trợ thủ tục pháp lý doanh nghệp

Hy vọng qua những chia sẻ trên phần nào giúp các bạn hiểu thêm về các vấn đề thành lập bệnh viện tư nhân. Mọi những khó khăn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được các luật sự hướng dẫn và tư vấn.

Liên hệ ngay tới đường dây nóng của Việt Tín để được tư vấn miễn phí !

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty, hoàn thiện mọi thủ tục hồ sơ cho bạn

[Luật Tiền Phong] – Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân cũng ngày càng nâng cao hơn. Chính vì vậy, các cơ sở chăm sóc sức khoẻ được mở rộng và phát triển hiện đại đặc biệt là các bệnh viện. Về vấn đề này, Luật Tiền Phong hướng dẫn quy định mới nhất về thành lập bệnh viện tư nhân và thủ tục thành lập bệnh viện qua bài viết sau.

Đang xem: Bệnh viện tư nhân là gì

Quy định mới nhất về điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân

I. Điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân

1. Xin quy hoạch thành lập bệnh viện

Một trong những điều kiện quan trọng và tiên quyết trong việc thành lập bệnh viện chính là xin quy hoạch. Việc xin quy hoạch để biết được với nhu cầu xây dựng và thành lập bệnh viện như thế có phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh hay không, mật độ dân số, mặt bằng, diện tích, môi trường,… có đảm bảo hay không? Vì vậy, bước đầu tiên cần thực hiện đó là xin quy hoạch.

Hồ sơ xin quy hoạch gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch [theo mẫu];Sơ đồ vị trí địa điểm để nghị cấp giấy phép quy hoạch;Đề án thành lập bệnh viện đa khoa tư nhân;Hồ sơ pháp nhân của đơn vị xin giấy phép quy hoạch.

Trình tự thực hiện:

Tổ chức đề nghị nộp hồ sơ xin quy hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa điểm xin quy hoạch;Căn cứ đề nghị của tổ chức, UBND tỉnh, thành phố giao sở quy hoạch phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xem xét và thẩm định hồ sơ. Trên cơ sở đó quyết định việc cấp/không cấp quy hoạch cho tổ chức đề nghị.Hết thời hạn xử lý hồ sơ [45 ngày làm việc], cơ quan có thẩm quyền trả kết quả cho tổ chức đề nghị.

2. Các điều kiện để thành lập bệnh viện tư nhân

2.1. Về quy mô bệnh viện

– Đối với bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 30 giường bệnh trở lên;

– Đối với bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện

chuyên khoa mắt sử dụng kỹ thuật cao phải có ít nhất 10 giường bệnh.

2.2. Về cơ sở vật chất

– Bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365: 2007. Riêng đối với các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm thì việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng các quy định tại các Quyết định số 32, 33, 34/2005/QĐ – BYT ngày 31 tháng 10 năm 2005 và số 35/2005/QĐ – BYT ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

2.3. Về trang thiết bị y tế 

Bệnh viện tư nhân phải có:

– Đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà bệnh viện đăng ký;

– Đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, bệnh viện phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện.

2.4. Về cơ cấu tổ chức

Các phòng chức năng bao gồm:

Phòng Kế hoạch tổng hợpPhòng Y tá [điều dưỡng]Phòng Chỉ đạo tuyếnPhòng Vật tư – thiết bị y tếPhòng Hành chính quản trịPhòng Tổ chức cán bộPhòng Tài chính kế toán.

Các khoa theo phạm vi đăng ký hoạt động của bệnh viện.

2.5. Về nhân sự của bệnh viện

Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian [cơ hữu] trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm chuyên môn chính của bệnh viện, trưởng các khoa phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật tại Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Nhân sự của bệnh viện tư nhân

2.6. Về phạm vi hoạt động chuyên môn

Bệnh viện tư nhân được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt.

II. Hồ sơ thành lập bệnh viện tư nhân

Sau khi đã được cấp phép quy hoạch, tổ chức chuẩn bị hồ sơ thành lập bệnh viện bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp phép hoạt động [theo mẫu];

– Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài [bản sao chứng thực];

– Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn [bản sao chứng thực];

– Danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề của bệnh viện;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức bệnh viện;

– Hồ sơ nhân sự của những người làm việc tại bệnh viện gồm: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, các văn bằng, chứng chỉ [trường hợp pháp luật có yêu cầu], sơ yếu lý lịch và hợp đồng lao động ;

– Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu.

Xem thêm: Ba Mẹ Đã Biết Trẻ Đi Tập Tễnh 1 Chân Bị Bệnh Gì, Kiến Thức Mẹ Và Bé

Lưu ý:

Một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ thành lập bệnh viện chính là Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu hay cách gọi thông thường là Đề án thành lập. Đây là văn bản thể hiện tinh thần chung nhất về mục tiêu, phương hướng cũng như phương thức hoạt động của bệnh viện, là căn cứ để cơ quan cấp phép nhận định ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như tính khả thi của bệnh viện khi thành lập trên thực tế.

Đề án thành lập bệnh viện đa khoa tư nhân cần đảm bảo thể hiện các nội dung:

+ Nhận định về sự cần thiết của việc xây dựng bệnh viện nói chung và tại địa điểm cơ sở dự kiến thành lập nói riêng trong bối cảnh hiện tại và tương lai;

+ Căn cứ xây dựng đề án: 

Căn cứ pháp lýCăn cứ thực tiễnCăn cứ dự báo.

+ Quy mô, cơ cấu của bệnh viện:

Địa điểm, diện tích xây dựng bệnh việnNguồn vốn, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụVề tổ chức, bố trí các khoa trong bệnh việnNhân sự bệnh việnPhạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh việnViệc đáp ứng các yêu cầu chung như:

[*] Yêu cầu về đảm bảo an toàn bức xạ

[*] Yêu cầu về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, chất thải y tế

[*] Yêu cầu về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

[*] Yêu cầu về tuân thủ quy định an toàn lao động.

+ Dự kiến về tính khả thi của đề án.

III. Trình tự thủ tục thành lập bệnh viện tư nhân

– Nộp hồ sơ: Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Y tế.

Lưu ý đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì cần lưu lại biên lai chuyển phát để phục vụ cho quá trình thực hiện thủ tục về sau và ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin.

– Bộ Y tế xem xét, thẩm định hồ sơ:

Sau khi kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ về mặt giấy tờ pháp lý, Bộ Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm tra tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.

Trường hợp không cấp giấy phép Bộ Y tế có văn bản trả lời nêu lý do và hướng dẫn hoàn thiện.

– Nhận và trả kết quả thủ tục: Theo hẹn trên phiếu hẹn, người làm thủ tục đến nhận kết quả.

Thời gian thực hiện cấp giấy phép: 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

Về phí, lệ phí xin cấp giấy phép được quy định:

– Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động cho Bệnh viện: 10.500.000 đồng.

Xem thêm: Các Bệnh Thông Thường Là Gì, Tờ Thông Tin Dành Cho Người Được Tiêm Vắc

– Lệ phí cấp giấy phép hoạt động: 350.000 đồng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Sức khỏe chung

Video liên quan

Chủ Đề