Chức năng và nhiệm vụ của văn phòng luật sư

Tôi muốn hỏi tổ chức hành nghề luật sư có các quyền và nghĩa vụ như thế nào? - Đức Thắng (Quảng Ngãi)

Chức năng và nhiệm vụ của văn phòng luật sư

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Theo khoản 3 Điều 32 (sửa đổi 2012), điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư được quy định cụ thể như sau:

- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);

- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư

2.1. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư

Tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện các quyền theo quy định tại Điều 39 (sửa đổi 2012), cụ thể như sau:

- Thực hiện dịch vụ pháp lý.

- Nhận thù lao từ khách hàng.

- Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.

- Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

- Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.

- Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.

- Các quyền khác theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.2. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư

Theo Điều 40 (sửa đổi 2012), tổ chức hành nghề luật sư phải có trách nhiệm đảm bảo các nghĩa vụ sau:

- Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.

- Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.

- Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.

- Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.

- Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng.

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

- Chấp hành quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

- Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.

- Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.

- Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

- Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Các trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

- Tự chấm dứt hoạt động;

- Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;

- Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

Thực tiễn trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước được xác lập theo hướng đầy đủ, hiện đại và hội nhập. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt, giảm nghèo nhanh, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội từng bước được nâng cao. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội trong nhiều năm qua đã kéo theo những tranh chấp liên quan đến pháp lý ở hầu hết cách lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến đầu tư kinh doanh, đất đai... Giai đoạn những năm 2000 - 2005, án dân sự về đất đai xuất hiện rải rác nhưng chưa nhiều, phổ biến nhất là từ năm 2012 đến nay, trong đó tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc, hàng xóm đang trở thành hiện tượng điển hình. Qua đó, để hỗ trợ người dân, cơ quan nhà nước giải quyết các tranh chấp trong các mối quan hệ xã hội thì việc thành lập ra một Công ty Luật hay một Văn phòng Luật sư là thật sự cần thiết. Với sự hiện diện của Công ty Luật hay Văn phòng Luật sư thì ngay khi tranh chấp phát sinh, cá nhân, tổ chức có thể tìm đến trực tiếp các Văn phòng Luật sư để nhờ tư vấn, hỗ trợ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm, các nhà đầu tư, kinh doanh có thể giảm thiểu được rủi ro, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có một định nghĩa, khái niệm rõ ràng nào về văn phòng luật sư. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Luật sư 2006 có thể hiểu: Văn phòng Luật sư là tổ chức hành nghề Luật sư, được thành lập theo trình tự thủ tục và điều kiện theo quy định tại Điều 32 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012. Văn phòng Luật sư do 01 Luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, thực hiện cung ứng dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý, đại diện tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và một vài dịch vụ pháp lý khác của luật sư.

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 32 Luật luật sư sửa đổi 2012 quy định hình thức và điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư như sau:

Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

  1. Văn phòng luật sư;
  1. Công ty luật.

Điều kiện thành lập văn phòng luật sư?

Theo khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:

“3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
  1. Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
  1. Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.”

Như vậy, văn phòng luật sư là một trong những tổ chức hành nghề luật sư, để thành lập văn phòng luật sư bạn cần phải đáp ứng hai điều kiện:

Thứ nhất, là bạn đã hành nghề luật sư liên tục ít nhất hai năm theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

Thứ hai, phải có giấy tờ chứng minh về trụ sở văn phòng luật sư của bạn ví dụ như hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà…

Trình tự thành lập Văn phòng luật sư:

Khi đáp ứng đủ những điều kiện nêu trên thì Luật sư có thể thực hiện thủ tục để thành lập 1 Công ty Luật hoặc 1 Văn phòng Luật sư do mình đứng đầu. Việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật luật sư 2006:

“1. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
  1. Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
  1. Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
  1. Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.”

Quy mô và các loại hình Văn Phòng Luật Sư

Theo pháp luật hiện hành thì không quy định bắt buộc Công ty luật hay Văn phòng luật sư phải có quy mô bao nhiêu nhân sự. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn tại Việt Nam thì quy mô hoạt động của Văn phòng Luật sư có thể được thành lập, tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại Điều 33, Luật luật sư 2006 quy định văn phòng luật sư như sau:

“Điều 33. Văn phòng luật sư

1. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

2. Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các luật sư muốn thành lập sẽ theo hình thức doanh nghiệp là Doanh nghiệp

Hiện nay, hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra thường xuyên liên tục, kéo theo đó là các tranh chấp liên quan đến thương mại quốc tế cũng ngày nhiều và đa dạng hơn.”

Theo đó, quy mô hoạt động của công ty Luật, Văn phòng Luật sư có thể chia ra thành 03 cấp độ: lớn, vừa và nhỏ. Việc lựa chọn quy mô hoạt động dựa trên nhiều yếu tố như: Nhân lực, khả năng, kinh nghiệm, nguồn vốn, sở thích …. của chủ Công ty, Trưởng văn phòng Luật sư.

Bản chất hoạt động của Công ty Luật và Văn phòng Luật sư cũng có nhiều điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu mà khách hàng có thể chọn mô hình phù hợp. Nhưng dù là quy mô hoạt động nào, loại hình doanh nghiệp nào thì việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng vẫn phải được đảm bảo một cách tốt nhất và chỉnh chu nhất.

Giới thiệu về Công Ly Luật Hùng Thắng

Công ty luật TNHH Hùng Thắng được thành lập ngày 13/09/2016, sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Công ty Luật Hùng Thắng đã không ngừng lớn mạnh và trở thành một trong những Công ty luật uy tín tại thành phố Hà Nội.

Luật sư của chúng tôi

Gặp gỡ luật sư của chúng tôi

Với đội ngũ luật sư giỏi, chuyên viên tư vấn có trình độ cao, am hiểu pháp luật và nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tranh tụng, tư vấn pháp lý nhiều lĩnh vực: Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại, Xử lý công nợ, Tư vấn Doanh nghiệp và các dịch vụ pháp lý khác. Bên cạnh đó, Công ty Luật Hùng Thắng còn có các Chuyên gia, Cố vấn cao cấp là Nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng với đội ngũ Luật sư cộng tác trên khắp các tỉnh thành của cả nước. Luật Hùng Thắng luôn mang đến cho khách hàng những giải pháp tư vấn toàn diện và an toàn, hiệu quả nhất cho khách hàng. Đến thời điểm hiện tại, Công ty Luật Hùng Thắng đã chứng tỏ được uy tín và khả năng của mình khi là một trong những Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tranh tụng

Với mong muốn phục vụ kịp thời nhu cầu của mọi khách hàng, chúng tôi đã nhanh chóng xây dựng và phát triển 02 văn phòng Luật Sư tại TP Hà Nội và văn phòng Luật Sư tại Hà Tĩnh. Công ty Luật Hùng Thắng cam kết luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, trở thành một đối tác pháp lý cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Chức năng và nhiệm vụ của văn phòng luật sư

Các lĩnh vực hoạt động và đối tác của Công ty Luật Hùng Thắng

- Tham gia tố tụng

- Tư vấn pháp luật

- Đại diện ngoài tố tụng

- Dịch vụ pháp lý khác

* Các lĩnh vực tư vấn pháp luật

– Tư vấn luật về dân sự

+ Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

+ Tư vấn đầu tư dự án, kinh doanh thương mại trong và ngoài nước

+ Tư vấn pháp luật lao động

+ Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội

+ Tư vấn pháp luật thuế – tài chính – kế toán

+ Tư vấn pháp luật hôn nhân – gia đình

+ Tư vấn pháp luật đất đai

+ Tư vấn hợp đồng

+ Xử lý công nợ

– Tư vấn pháp luật hình sự

+ Tư vấn về đặc xá, án treo, tử hình

+ Tư vấn về tội vi phạm trong lĩnh vự giao thông đường bộ

+ Tư vấn về tội liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người

+ Tư vấn các lĩnh vực pháp luật khác…

Với kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu về pháp luật đồng thời hoạt động trong nhiều lĩnh vực, Công ty Luật Hùng Thắng được tin tưởng lựa chọn để cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhiều Doanh nghiệp và các Tổ chức lớn như:

- Báo Nhân Dân – Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Báo Công lý – Cơ quan của Tòa án nhân dân Tối cao;

- Báo Bảo vệ pháp luật – Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Công ty cổ phần Max Việt Nam (MAXLAND);

- Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội (SHA);

- Công ty cổ phần Vật tư nông sản (APROMACO) ….

Với nỗ lực và cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ pháp lý chất lượng, hiệu quả cùng phong cách làm việc tận tâm, chuyên nghiệp, Công ty Luật Hùng Thắng đã đồng hành và chia sẻ với các Quý Khách hàng của mình trong nhiều năm qua, là một nhà tư vấn pháp lý tin cậy và đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Nhiều khách hàng đánh giá các ý kiến tư vấn do chúng tôi cung cấp vừa có chất lượng chuyên môn cao vừa hiệu quả về mặt thực tiễn và được đánh giá cao bởi những giải pháp cũng như những định hướng giải quyết, qua đó tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho Khách hàng. Định hướng giải quyết công việc của Công ty Luật TNHH Hùng Thắng là đánh giá đầy đủ các rủi ro pháp lý và đưa ra giải pháp cho mọi yêu cầu của Khách hàng phù hợp với pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam.

Với mong muốn phục vụ kịp thời nhu cầu của mọi khách hàng, chúng tôi đã nhanh chóng xây dựng và phát triển thêm chi nhánh của Công ty Luật Hùng Thắng tại Thành phố Hà Tĩnh với đội ngũ luật sư và chuyên viên nhiều kinh nghiệm mang đến những hiệu quả trong công việc đặc biệt trong công tác tư vấn luật giúp khách hàng phòng tránh cũng như giải quyết những vụ việc, tranh chấp xảy ra, Công ty Luật Hùng Thắng cam kết luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, trở thành một đối tác pháp lý cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Cơ cấu nhân sự công ty Luật TNHH Hùng Thắng

Phòng tài chính, kế toán

- Quản lý các nghiệp vụ kế toán-tài chính. Quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính theo đúng pháp luật hiện hành.

- Tham gia tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế toán của Công ty.

- Cập nhật liên tục các thủ tục hành chính và văn bản pháp luật liên quan. Phản ánh sát sao sự biến động của tài sản và nguồn vốn đến cấp lãnh đạo. Giúp giám đốc nắm được các chế độ kế toán hiện hành và có hướng hoạt động đúng đắn.

- Ngoài tham gia cố vấn cho cấp quản lý, phòng tài chính kế toán còn có chức năng phối hợp hoạt động với các bộ phận khác trong Công ty. Đóng góp ý kiến để cải hiện hiệu quả làm việc của các bộ phận.

Phòng hành chính nhân sự

- Quản lý công tác nhân sự của Công ty

- Quản lý các công tác hành chính

- Quản lý việc truyền thông trong doanh nghiệp

Phòng tư vấn

- Tham gia tư vấn, hỗ trợ khách hàng về vấn đề pháp lý liên quan đến từng vụ việc

- Tham gia tư vấn trực tiếp tại công ty, tư vấn thường xuyên cho khách hàng, tư vấn pháp luật online qua số tổng đài

- Cố vấn kịp thời cho cấp trên về các hoạt đông, công việc có liên quan đến pháp lý (như luật lao động, quan hệ đối tác, hợp tác quốc tế, tài chính doanh nghiệp,...).

- Cố vấn cho lãnh đạo, cấp trên trong việc lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược phòng thủ mang tính định hướng và nhằm mục đích trách tác động tiêu cực từ những đòn tấn công của công ty đối thủ (đặc biệt là đối với chuyên viên pháp lý dự án).

- Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ khác nhau liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty

- Vận dụng các chiến lược quản trị rủi ro một cách hiệu quả và cố vấn kịp thời cho cấp trên trong những tình huống có nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý.

- Liên hệ và đàm phán với các đối tác của công ty (bao gồm cơ quan công quyền, cơ quan quản lý nhà nước,...) để tạo dựng mối quan hệ và niềm tin trong công việc.

- Soạn thảo và củng cố các hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng và các văn bản pháp lý khác để đảm bảo công ty, doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân.

- Làm rõ các vấn đề pháp lý cho lãnh đạo và nhân viên công ty.

- Liên tục cập nhật những thay đổi trong chính sách của công ty và Pháp luật của Nhà nước.

- Làm việc một cách tận tâm và với tinh thần trách nhiệm cao.

Phòng tranh tụng

- Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công.

- Tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề phát sinh

- Thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình kiện tụng, cung cấp hồ sơ kiện tụng cho cơ quan Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài