Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương là

Ở bất cứ một nhà nước nào đều cơ cơ quan hành chính nhà nước. Mỗi một cơ quan hành chính nhà nước đề có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định cụ thể tại pháp luật hiện hành.

Để hiểu rõ hơn về cơ quan hành chính nhà nước, qua bài viết Cơ quan hành chính nhà nước là gì? chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích tới Quí vị.

Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý chung hay từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo thực hiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước, theo pháp luật hiện hành, có quan hành chính nhà nước hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước

Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước như sau:

– Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý với mục đích công. Đây là một đặc trưng cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan này sẽ nhân danh nhà nước khi thực thi pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan được pháp luật quy định chặt chẽ.

– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng.

Tức mà mỗi cơ quan hành chính nhà nước được quy định cơ cấu tổ chức trong pháp luật sao cho phù hợp với chức năng tương ứng của mỗi cơ quan. Mỗi cơ quan sẽ có những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau chính vì vậy không thể dập khuôn mẫu một cơ quan cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước.

Hệ thống văn bản quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước rất đa dạng chứ không cố định tại một văn bản. Có thể kể đến như Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương…

– Cơ quan hành chính nhà nước được thành lập dựa trên quy định của pháp luật

Khác với các tổ chức khác, cơ quan hành chính nhà nước thành lập, hoạt động phải tuân theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định chặt chẽ.

Đặc điểm này xuất phát từ lý do cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước khi thực hiện các hoạt động mà pháp luật quy định. Chính vì nhân danh nhà nước, để đảm bảo được quy tín của nhà nước, lòng tin của nhà nước với nhân dân … nên cơ quan hành chính nhà nước phải tuân theo các quy định nói trên.

– Về nhân sự

Nguồn nhân sự chính của cơ quan nhà nước là đội cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng bổ nhiệm hoặc bầu cử.

Như phân tích phía trên, cơ quan hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở cơ quan quyền lực cùng cấp. Nhân danh nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà pháp luật quy định. Chính vì vậy nhân sự thực hiện cũng được quy định chặt chẽ về cách thức tuyển dụng đối với những chức danh, và chức năng nhiệm vụ đối với từng chức danh trong cơ quan.

>>>>> Tham khảo: Bộ máy nhà nước là gì?

Chức năng của cơ quan hành chính nhà nước?

Như phân tích trên có nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau, vì giới hạn bài viết Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Tổng đài 1900 6557 lựa chọn Chính phủ để phân tích chức năng:

– Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước;

– Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo pháp luật quy định; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;

– Thống nhất quản lý nhiều phương diện trên cả nước, tránh xảy ra các vấn đề về trùng chéo, bất cập về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;

– Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia;thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;

– Thực hiện các hoạt động Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

– Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lựcđiều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn do pháp luật quy định cụ thể; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

– Phối hợp với Ủy ban trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội trong việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan hành chính được chia ra các cấp bậc ở Trung ương và Địa phương.

– Cơ quan hành chính nhà nước Ở trung ương bao gồm: Cơ quan hành chính ở cấp trung ương bao gồm Chính phủ, các bộ [Bộ quốc phòng, Bộ công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng, Bộ tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ y tế, Bộ Nội vụ, Bộ khoa học và công nghê…] và cơ quan ngang bộ [Uỷ ban dân tộc, Thanh tra Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng chính phủ…]

– Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là các uỷ ban nhân dân bao gồm: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp quận /huyệ/ thị xã, uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn. Và các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân [các sở, ban, cục, phòng, chi cục, đội…]

Ví dụ cơ quan hành chính nhà nước

Ví dụ: Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn được chuyên viên tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Video liên quan

Chủ Đề