Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp là gì năm 2024

Ths.Bs Bùi Thị Xuân Nga - Khoa Tim mạch chia sẻ nhiều thông tin nóng hổi về căn bệnh thời đại: tăng huyết áp. BS Nga cho biết, sự trẻ hóa của các bệnh nhân tăng huyết áp do lối sống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, đô thị hóa, tác động tâm lý xã hội, bệnh lý phối hợp như đái tháo đường, suy thận...

Ths.Bs Bùi Thị Xuân Nga - Khoa Tim Mạch Bệnh viện Quốc tế City.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. Là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi. Nguy hiểm là vậy nhưng có đến 50% bệnh nhân không phát hiện mình bị tăng huyết áp cho đến khi đi kiểm tra sức khỏe.

Một số triệu chứng cần lưu ý: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn: đau nhói vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng…

Để điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp, bệnh nhân cần thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị bằng thuốc của bác sĩ.

Những dấu hiệu của tăng huyết áp cần đi khám ngay

Đau đầu dữ dội

Khi huyết áp tăng cao làm tăng áp lực bên trong cranium và gây ra cơn đau đầu dữ dội. Đau đầu do cao huyết áp khác với các loại đau nửa đầu hoặc đau đầu khác mà bệnh nhân đã trải qua trước đó và nó không thuyên giảm với thuốc giảm đau hiện tại. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân tăng huyết áp bị đau đầu dữ dội.

Đau ngực

Người bị tăng huyết áp mãn tính có thể bị đau ngực nhẹ liên quan đến đánh trống ngực. Lúc này, tim phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn để đẩy máu vào mạch máu và duy trì việc cung cấp máu thích hợp cho toàn bộ mô cơ thể. Đây là một triệu chứng không bao giờ được bỏ qua vì nó cho thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ra mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

Tổn thương ở mắt

Huyết áp cao mãn tính có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ mang máu đến các bộ phận khác nhau của mắt gây tổn thương ở võng mạc. Bệnh lý võng mạc có thể rất nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị mất thị lực hoàn toàn.

Chóng mặt

Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp nhưng chúng ta không nên bỏ qua triệu chứng này, đặc biệt là nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, cơ thể mất thăng bằng hoặc việc đi lại khó khăn là những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với đột quỵ.

Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp là gì năm 2024

Đỏ mặt

Đỏ bừng mặt xảy ra khi các mạch máu trong mặt giãn ra. Nó có thể là phản ứng với một số tác nhân như phơi nắng, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, đồ uống nóng và các sản phẩm chăm sóc da. Đỏ bừng mặt cũng có thể xảy ra với căng thẳng cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng, uống rượu và tập thể dục. Tất cả những điều này đều có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Đỏ mặt có thể là phản ứng báo hiệu rằng huyết áp của bạn đang lên cao.

Thay vào đó, hãy nói chuyện với một chuyên gia y tế, người có thể giúp bạn theo dõi xu hướng huyết áp của mình.

Có bằng chứng cho thấy các triệu chứng khác nhau có thể liên quan đến tăng huyết áp nhưng không phải lúc nào cũng do huyết áp cao gây ra.

1. Ai gặp rủi ro?

Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp là gì năm 2024

Shutterstock

Kiểm tra huyết áp

Tiến sĩ Stahl giải thích, “Mọi người nên kiểm tra huyết áp định kỳ. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh thận mạn tính, ăn kiêng kém, lối sống ít vận động, hút thuốc, sử dụng rượu nặng và tiền sử gia đình bị tăng huyết áp nên được tầm soát thường xuyên hơn do nguy cơ gia tăng", theo Eat This, Not That!

2. Dấu hiệu đầu tiên của tăng huyết áp

Tiến sĩ Stahl nói: "Những người đã bị nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, bệnh thận mạn tính hoặc đột quỵ nên được kiểm tra tăng huyết áp.

Những vấn đề này là kết quả của việc tăng huyết áp không được kiểm soát và không may có thể là tín hiệu đầu tiên cho thấy tăng huyết áp đang xuất hiện".

3. Đề phòng nhiều triệu chứng

Theo tiến sĩ Stahl, những người bị tăng huyết áp thường không cảm thấy các triệu chứng liên quan đến tình trạng tăng huyết áp của họ.

Tuy nhiên, nếu họ có các triệu chứng, họ có thể bị huyết áp không kiểm soát được.

Nhức đầu, mờ mắt, đau ngực, khó thở, đốm máu trong mắt và đỏ bừng mặt đều là những dấu hiệu có thể có của huyết áp cao và cần được đo huyết áp và chăm sóc y tế, theo Eat This, Not That!

4. Mắt đỏ

Sean Marchese, y tá đã đăng ký tại Trung tâm Mesothelioma với nền tảng về các thử nghiệm lâm sàng ung thư và hơn 20 năm kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân trực tiếp, chia sẻ: “Xuất huyết dưới kết mạc là một thuật ngữ y khoa chỉ các mạch máu bị vỡ trong mắt, có thể gây ra các đốm máu có màu đỏ nói chung.

Dấu hiệu này thường phổ biến hơn ở những người bị tiểu đường hoặc rối loạn tuần hoàn nhưng cũng có thể xảy ra trong một số trường hợp tăng huyết áp.

Theo thời gian, huyết áp cao không được điều trị có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác gây ra tổn thương vĩnh viễn cho thị lực".

5. Chóng mặt

Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp là gì năm 2024

Khi não của bạn nhận được ít oxy hơn, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc bối rối

shutterstock

Y tá Marchese nói: "Huyết áp cao không gây chóng mặt, nhưng choáng váng hoặc chóng mặt có thể do một số loại thuốc huyết áp hoặc các vấn đề tuần hoàn kém gây ra.

Theo thời gian, tăng huyết áp có thể làm suy yếu các mạch máu và giảm lưu lượng máu đến não và các mô quan trọng khác.

Khi não của bạn nhận được ít oxy hơn, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc bối rối.

Chóng mặt cũng là một dấu hiệu của đột quỵ do cục máu đông trong não, một tình trạng chết người do tăng huyết áp không được điều trị”, theo Eat This, Not That!

7. Tim đập nhanh

Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp là gì năm 2024

Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cảm thấy tim đập nhanh không rõ nguyên nhân hoặc đau ngực bất thường

shutterstock

Theo y tá Marchese, bạn có thể bị nhịp tim bất thường hoặc hồi hộp kèm theo huyết áp cao. Đánh trống ngực có thể có cảm giác như tim của bạn "lệch một nhịp" hoặc như thể bạn có thể cảm thấy trái tim của mình "trong cổ họng".

Triệu chứng này liên quan đến cơn tăng huyết áp và có thể cho thấy một cơn đau tim sắp xảy ra.

Tim đập nhanh cũng có thể dẫn đến cục máu đông và đột quỵ vì tim không thể bơm máu hiệu quả trong cơn tăng huyết áp.

Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cảm thấy tim đập nhanh không rõ nguyên nhân hoặc đau ngực bất thường.

8. Khó thở

Y tá Marchese giải thích: “Khi huyết áp tăng lên trong các động mạch quan trọng, nó có thể làm giảm hiệu quả vận chuyển oxy do tim phải vật lộn để đẩy máu qua phổi.

Huyết áp cao trong các mạch kết nối tim và phổi được gọi là tăng áp động mạch phổi, có thể gây ra khó thở.

Tăng áp động mạch phổi là một vấn đề nghiêm trọng và cũng có thể gây ra mệt mỏi, choáng váng, đau ngực, ho và phù nề", theo Eat This, Not That!

9. Buồn nôn và nôn mửa

Theo y tá Marchese, tăng huyết áp nghiêm trọng có thể gây buồn nôn hoặc nôn trong một số trường hợp, thường là hậu quả thứ phát của chóng mặt.

Những người đang dùng thuốc tăng huyết áp có thể bị buồn nôn sau khi bỏ lỡ một liều thuốc theo toa, nhưng nó có thể không nhất thiết chỉ ra rằng huyết áp cao.

Nếu có thể, hãy đo huyết áp trong hoặc ngay sau khi bị buồn nôn và nôn.

“Các triệu chứng có thể cho thấy tình trạng cấp cứu tăng huyết áp nếu huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường và duy trì ở đó trong vài phút. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt”, y tá Marchese cảnh báo, theo Eat This, Not That!