Lpl và lck là gì

Trong trận đấu rạng sáng ngày 22/10 [giờ Việt Nam], T1 đã xuất sắc đánh bại Royal Never Give Up với tổng tỷ số 3-0. Đây là kết quả khiến không ít khán giả Liên Minh Huyền Thoại bất ngờ, nhất là khi RNG còn đang là đương kim vô địch MSI 2022 sau khi đánh bại chính T1. Trận thua này còn góp phần tiễn luôn RNG về nước, biến đội tuyển này thành cái tên thứ hai của LPL phải nói lời tạm biệt với Chung kết thế giới 2022.

RNG thất bại trước T1 với tỷ số 0-3 đầy bất ngờ - nguồn: LoL Esports

Các thành viên T1 đã có ngày thi đấu vô cùng xuất sắc và chiến thắng của họ là hoàn toàn thuyết phục. Trong cả 3 ván đấu, kể cả khi bị RNG dẫn trước nhiều lợi thế, Faker và các đồng đội vẫn giữ được sự bình tĩnh và macro một cách hoàn hảo để dần dần lấy lại thế trận. Có thể nói, tuy chỉ là 3 ván đấu ngắn ngủi nhưng T1 đã tái hiện đầy đủ những phẩm chất đã từng đưa SKT T1 trước đây trở thành “ông vua” của làng LMHT thế giới.

Các thành viên T1 đã có một màn thể hiện hoàn hảo - nguồn: LoL Esports

Đặc biệt, bên cạnh màn thể hiện xuất sắc của dàn sao trẻ như Gumayusi, Zeus… thì không thể không kể đến phong độ tuyệt vời của Faker - huyền thoại của T1 và của cả làng LMHT. Ở tuổi 26, trong khi các đồng nghiệp hay nhiều đàn anh [và cả đàn em] cùng thời đã lần lượt giải nghệ hoặc đánh mất phong độ, Faker vẫn là đầu tàu của T1 tại CKTG 2022. Trong trận đấu với RNG, Akali của Faker thực sự là “cơn ác mộng” của đại diện LPL. Đáng chú ý, có không ít tình huống chính nhờ những pha xử lý xuất thần của Faker mà T1 giành lợi thế trước RNG.

Faker là một trong những nhân tố có màn thể hiện nổi bật ở trận Tứ kết này - nguồn: LoL Esports

Sau trận đấu, trong phần phỏng vấn, Faker đã có nhận định về các ý kiến đánh giá sức mạnh của LPL và LCK: “Với tôi, khu vực LCK hay LPL không thực sự quá quan trọng. Thực lực của mỗi đội mới là quan trọng nhất. Và với tình trạng hiện tại của T1, tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có thể giành chiến thắng trước bất kỳ đối thủ nào”.

Faker [trái] chia sẻ ý kiến đánh giá về khu vực LPL và LCK - nguồn: LoL Esports

Theo nhiều ý kiến, Faker đã trả lời vô cùng tinh tế, chính xác và nhận được nhiều sự đồng tình. Trên thực tế, việc đội tuyển đến từ khu vực nào không còn quá quan trọng khi các khu vực lớn nhỏ trên thế giới đều luôn có xu hướng học hỏi lẫn nhau. Do đó, việc một đội giành chiến thắng hay không phụ thuộc vào chính thực lực của đội tuyển đó.

Một đội có thể giành danh hiệu hay không phải dựa vào thực lực chứ không phải từ khu vực xuất thân - nguồn: LoL Esports

Ở trận Bán kết, T1 sẽ bước vào một cuộc “đại chiến Trung - Hàn” nữa khi đối thủ của họ là JD Gaming - nhà đương kim vô địch LPL Mùa Hè 2022. JDG chắc chắn là đối thủ mạnh hơn RNG rất nhiều và Faker cùng các đồng đội sẽ phải tập trung hơn nữa nếu muốn giành chiến thắng.

Cập nhật toàn bộ những điều cần biết về hệ thống các giải đấu bộ môn Liên Minh Huyền Thoại 2022: VCS, LCK, LPL, Chung Kết Thế Giới…

Hệ thống giải đấu Liên Minh Huyền Thoại hằng năm

Liên Minh Huyền Thoại ra đời năm 2009. Tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là một trong những bộ môn thể thao điện tử hàng đầu thế giới.

Trận chung kết MSI 2022 vừa qua giữa RNG và T1 đã ghi nhận lượng view kỷ lục trong lịch sử giải đấu với 2.194.104 người xem trong cùng một thời điểm [theo esports charts].

Điều đó chứng tỏ sức hút của bộ môn thể thao điện tử 13 năm tuổi này vẫn còn rất lớn.

Liên Minh Huyền Thoại là bộ môn thể thao hấp dẫn

Hệ thống giải đấu Liên Minh Huyền Thoại không quá phức tạp. Nó được chia thành 2 nhóm chính: giải đấu khu vực và giải đấu quốc tế.

Giải đấu khu vực

Tính đến năm 2022, có tất cả 12 giải đấu Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Trong đó có 4 giải thuộc khu vực lớn là:

8 giải đấu còn lại bao gồm:

  • PCS: khu vực Đông Nam Á, Đài Loan, Hong Kong, Macao

  • VCS: khu vực Việt Nam

  • LCL: khu vực Đông Âu

  • TCL: khu vực Thổ Nhĩ Kỳ

  • CBLOL: khu vực Brazil

  • LLA: khu vực Mỹ Latinh

  • LJL: khu vực Nhật Bản

  • LCO: khu vực châu Đại Dương

Trong 8 giải đấu này, PCS và VCS là 2 khu vực mạnh vượt trội nhưng vẫn chưa vươn đến tầm của các khu vực lớn. Việc đánh giá sức mạng các khu vực được Riot thực hiện hằng năm, chủ yếu thông qua thành tích ở các giải quốc tế.

Dưới đây là bảng tóm tắt thông tin các giải đấu khu vực của bộ môn Liên Minh Huyền Thoại.

TênViết tắtKhu vựcSố độiSố suất CKTGĐương kim vô địchVòng bảngVòng khởi độngLeague of Legends European ChampionshipLECChâu Âu1021G2 EsportsLeague of Legends Pro LeagueLPLTrung Quốc172+1*1RNGLeague of Legends Championship SeriesLCSBắc Mỹ1021Evil GeniusesLeague of Legends Champions KoreaLCKHàn Quốc102+1*1T1Pacific Championship SeriesPCSĐài Loan, Hồng Kong, Macao, Đông Nam Á1011PSG TalonVietnam Championship SeriesVCSViệt Nam811GAM EsportsLeague of Legends Continental LeagueLCLĐông Âu81Unicorns of LoveTurkish Championship LeagueTCLThổ Nhĩ Kỳ91Istanbul WildcatsCampeonato Brasileiro de League of LegendsCBLOLBrazil81RED CanidsLiga LatinoaméricaLLAMỹ Latinh81Team AzeLeague of Legends Japan LeagueLJLNhật Bản81DetonatioN FocusMeLeague of Legends Circuit OceaniaLCOChâu Đại Dương81ORDER

*: Với việc lọt vào chung kết MSI 2022, LPL và LCK sẽ có thêm 1 đại diện vào thẳng vòng bảng Chung Kết Thế Giới.

Giải đấu quốc tế

Sau khi giải đấu Khu Vực Đại Chiến [Rift Rival] bị hủy bỏ vào năm 2021, hiện Riot chỉ còn duy trì 3 giải đấu quốc tế trong năm.

Mid-Season Invitational [MSI]

Mid-Season Invitational [MSI] là giải thể thao điện tử Liên Minh Huyền Thoại thường niên lớn thứ hai thế giới.

Giải được tổ chức bởi Riot Games từ năm 2015, xen giữa 2 mùa giải khu vực - mùa xuân và mùa hè. Khác với Chung Kết Thế Giới, MSI là giải đấu dành cho các nhà vô địch mùa xuân của các khu vực trên toàn thế giới.

Chung Kết Thế Giới [Worlds]

Chung Kết Thế Giới hay còn được biết đến là giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại. Đây là sự kiện danh giá được tổ chức mỗi năm một lần vào khoảng tháng 10, sau khi tất cả các giải đấu khu vực mùa hè kết thúc.

Trận chung kết của CKTG có sức nóng không thua bất cứ bộ môn thể thao nào khác

T1 [Hàn Quốc] đang là đội có thành tích tốt nhất lịch sử giải đấu với 3 lần vô địch [2013, 2015, 2016].

Siêu Sao Đại Chiến [All Stars]

Siêu Sao Đại Chiến là giải đấu giao hữu được tổ chức vào cuối năm, khép lại mùa giải Liên Minh Huyền Thoại của năm đó.

Những năm gần đây, Riot mời cả các streamer và KOL có tiếng trong giới LMHT đến All Stars để giúp quảng bá cho sự kiện này.

Giải đấu LCK là gì?

League of Legends Champions Korea [LCK] [Hangul: 리그 오브 레전드 챔피언스 코리아], trước đây được biết đến với tên Ongamenet LCK [OGN] và được tổ chức bởi Ongamenet, là đấu trường cao nhất của môn thể thao điện tử nội dung Liên Minh Huyền Thoại tại Hàn Quốc.

Léc là viết tắt của từ gì?

League of Legends European Championship [LEC], trước đây European League of Legends Championship Series [EU LCS], là giải đấu thể thao điện tử Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp cấp cao nhất của khu vực Châu Âu, bao gồm 10 đội.

LPL là ở đâu?

Cấp khu vực.

Có bao nhiêu khu vực LMHT?

Liên Minh Huyền Thoại cũng thường xuyên được coi là bộ môn thể thao điện tử lớn nhất thế giới bởi hệ thống giải đấu lớn và chuyên nghiệp, bao gồm 12 giải đấu cho 12 khu vực.

Chủ Đề