Luyện tập xây dựng đoạn kết tả cây côi

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài học

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu:  Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cây cối.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp

Bài tập 1: Có thể dùng các câu sau để kết bài được không? Vì sao?

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Khi viết bài có thể sử dụng các câu ở đoạn a, b

+ Cách KB như đoạn văn a là kết bài không mở rộng

+ KB như đoạn văn b là kết bài mở rộng

Bài tập 2: 

- GV nhận xét và chốt lại những ý trả lời đúng 3 câu hỏi của HS.

Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT3.

+ Các em dựa vào ý trả lời cho 3 câu hỏi để viết một kết bài mở rộng cho bài văn.

- GV nhận xét, đánh giá bài viết và cùng HS chữa lỗi dùng từ, đặt câu  

Bài tập 4:

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

+ Các em chọn một trong ba đề tài a, b, c và viết kết bài mở rộng cho đề tài em đã chọn.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 viết đúng đoạn văn

-HS M3+M4 viết được đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp

+ Đoạn a: Có thể sử dụng được vì đoạn văn trên đã nói được tình cảm của người tả đối với cây

+ Đoạn b: Có thể sử dụng được vì đoạn văn vừa nói được tình cảm, vừa nêu được công dụng của cây được miêu tả

- HS lắng nghe, cho biết thế nào là KB mở rộng, thế nào là KB không mở rộng

+ KBMR: Nói được công dụng của cây và tình cảm của người viết

+ KBKMR: Chỉ bày tỏ tình cảm của người viết với cây được tả.

- Cá nhân – Chia sẻ lớp

VD:

+ Đó là cây bàng

+ Cây che bóng mát cho chúng em suốt những giờ ra chơi và làm không gian trường em xanh mát

+ Em thường chơi nhảy dây dưới bóng cây bàng. Em coi cây như một người khổng lồ dịu dàng xoè những cánh tay xanh mát che chở cho những người bạn nhỏ đáng yêu

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

VD: Thế rồi cũng đến ngày em phải rời xa mái trường tiểu học, xa cây bàng - người khổng lồ dịu dàng xoè những cánh tay xanh mát che chở cho những người bạn nhỏ đáng yêu. Lúc đó nhất định em sẽ đến tạm biệt cây bàng già. Em sẽ  không bao giờ quên gốc bàng già, quên những kỷ niệm dưới gốc cây, bọn trẻ chúng em đã cùng nhau ôn bài, ngồi hóng mát, nhảy dây,... Em hứa trở lại thăm cây bàng già, thăm người bạn thời thơ ấu của em.

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

VD: Cây đa già cổ kính đã trở thành người bạn đường đáng tin cậy của tất cả dân làng. Ai đi xa về, khi nhìn thấy cây đa là biết mình đã trở về với xóm làng, quê hương thân yêu. Đứng dưới chiếc ô khổng lồ là tán cây, mọi mệt mỏi và buồn phiền sẽ trôi đi hết. Em chỉ mong sao cây đa sẽ sống mãi để sau này khi đã lớn khôn em sẽ kể lại cho các bạn nhỏ làng em về những kỉ niệm êm đềm của mình bên gốc cây đa.

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối - Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 tập 2 - VnDoc.com

vndoc.com

Thông báo Mới

  • Luyện tập xây dựng đoạn kết tả cây côi

    • Học tập
    • Giải bài tập
    • Hỏi bài
    • Trắc nghiệm Online
    • Tiếng Anh
    • Thư viện Đề thi
    • Giáo Án - Bài Giảng
    • Biểu mẫu
    • Văn bản pháp luật
    • Tài liệu
    • Y học - Sức khỏe
    • Sách

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12

VnDoc.com Học tập Lớp 4 Tập làm văn lớp 4

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 tập 2

268 24.509

Bài viết đã được lưu

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 82. Toàn bộ bài soạn có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo, luyện tập cách viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối, hoàn thiện bài văn tả cây cối.

>> Bài trước: Tập đọc lớp 4: Ga-vrốt ngoài chiến lũy

Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối

Câu 1 trang 82 sgk Tiếng Việt 4

Có thể dùng các câu đã cho đề kết bài được không? Vì sao?

a. Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em)

Luyện tập xây dựng đoạn kết tả cây côi

b. Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em)

Luyện tập xây dựng đoạn kết tả cây côi

Trả lời:

Đọc hai đoạn kết bài đã cho, em thấy:

- Cả hai đoạn đều có thể sử dụng để kết bài cho hai bài văn.

- Vì cả hai đều kết bài theo kiểu mở rộng.

+ Kết bài thứ nhất bộc lộ tình cảm của tác giả đối với loài cây đã tả.

+ Kết bài thứ hai vừa nêu lợi ích của cây vừa thể hiện tình cảm của người viết đối với cây đã tả.

Câu 2 trang 82 sgk Tiếng Việt 4

Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a. Cây đó là cây gì?

b. Cây đó có ích lợi gì?

c. Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?

Đáp án

a) Cây đó là cây gì?

- Đó là cây vú sữa trước cửa nhà em.

b) Cây đó có ích lợi gì?

- Cây vú sữa, vừa cho bóng mát vừa cho quả ngon.

c) Em yêu thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?

- Trưa nắng, em thường đem một chiếc võng ra nằm dưới bóng cây vú sữa để đọc sách hoặc nghỉ trưa nên em vô cùng yêu mến cây vú sữa này. Khi ăn những quả vú sữa chín thơm ngon, em luôn nhớ ơn ông nội em là người đã trồng cây này từ khi em còn chưa ra đời.

Câu 3 trang 82 sgk Tiếng Việt 4

Dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn.

Đoạn văn tham khảo:

- Tả cây vú sữa: Cây vú sữa trước cửa nhà em vừa cho bóng mát vừa cho nhiều quả ngon. Các buổi trưa nắng, em thường treo võng dưới bóng cây để nằm đọc sách hoặc nghỉ ngơi. Khi ăn những trái vú sữa ngon ngọt, em thường nghĩ tới công ơn của ông nội em - người đã trồng cây này từ khi em còn chưa cất tiếng khóc chào đời. Em sẽ chăm sóc cây vú sữa để nó mãi mãi gắn bó với em, đem đến cho em những hương vị ngọt ngào.

- Tả cây hoa hướng dương: Với mình, hoa hướng dương luôn là biểu tượng đẹp của một khát vọng vươn tới ánh sáng chân lí và niềm tin của cuộc đời như chính tên gọi của loài hoa. Mình yêu hoa có lẽ từ chính ý nghĩa của tên gọi ấy: Hoa hướng dương.

- Tả cây bàng: Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp.

- Tả bông cúc trắng: Bông cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cúc vàng, mùa xuân như hoa đào, vạn thọ. Nó là một loài hoa tứ quý luôn trang điểm cho đời thêm đẹp, thêm tươi. Có thể từ đặc điểm có tính riêng biệt này mà làm cho em yêu loài hoa này nhất.

Câu 4 trang 82 sgk Tiếng Việt 4

Viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho các đề tài: Cây tre ở làng quê; Cây tràm ở quê em; Cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Trả lời:

Những đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng:

a) Tả cây tre: Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ. Người làng tôi, ai đi xa cũng nhớ về cây tre, nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương, nơi ghi lại không biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp của một thời thơ ấu.

>> Chi tiết: Top 10 đoạn Kết bài mở rộng Tả cây tre ở làng quê

b) Tả cây tràm: Em thích cây tràm lắm! Tràm cho chúng em bóng mát để vui chơi trong những giờ giải lao. Tràm tô điểm cho ngôi trường thêm duyên dáng. Tràm cung cấp thứ gỗ quý cho mọi người. Và sau nữa, giữa trưa hè êm ả nằm dưới gốc tràm mà ngắm hoa rơi thì thật là tuyệt.

>> Chi tiết: Viết đoạn kết bài mở rộng Tả cây tràm ở quê em

c) Tả cây đa cổ thụ ở đầu làng: Dưới gốc đa này, người làng đưa tiễn nhau đi bịn rịn, lưu luyến... Và cũng dưới gốc đa này, người làng thường dừng chân nghỉ lại sau những buổi làm đồng mệt nhọc, vất vả. Cây đa như một biểu tượng quê hương là bến đậu của bao nỗi nhớ tình thương của những người con xa quê cha đất tổ.

>> Chi tiết: Viết đoạn kết bài mở rộng Tả cây đa cổ thụ

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4 tuần 26: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

Trên đây là toàn bộ Hướng dẫn giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 82 giúp các em học sinh củng cố kỹ năng viết đoạn văn kết bài cho bài văn miêu tả cây cối. Thông qua bài soạn chi tiết trên đây, các em học sinh học tốt phần Tập làm văn hơn.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.