Vì sao cua cái ăn thịt cua đực

(TNO) Thói quen xơi tái bạn tình ngay sau khi thỏa mãn cuộc ái ân của nhện cái được xác định là hành động cần thiết để sản sinh hậu duệ khỏe mạnh.

Nếu có cuộc bầu chọn những người cha vĩ đại nhất trong thế giới động vật, chắc hẳn nhện đực sẽ chiếm vị trí không nhất thì nhì bảng.

Sau bao nhiêu năm bị đánh đồng là kẻ ngu si đến tận mạng, thà hưởng lạc trong phút chốc để rồi mất mạng vài giây sau đó, nhện đực mới đây đã được giới khoa học phục hồi danh dự và được vinh danh là một trong những bậc cha mẹ cao cả nhất.

Hành động hi sinh thân mình làm bữa ăn của nhện đực cho nhện cái sau cuộc tình chớp nhoáng là nhằm cho ra đời những đứa con khỏe mạnh nhất. Hay nói cách khác, đây là chứng cứ cho thấy sự đầu tư của cha mẹ nhện cho thế hệ sau.

Ăn thịt bạn tình giống đực ngay sau khi giao phối là hành động gây tò mò lâu nay ở những loài như nhện “góa phụ áo đen” và bọ ngựa.

Trong một cuộc nghiên cứu mới, chuyên gia Klaas Welke của Đại học Hamburg (Đức) phát hiện trong trường hợp loài nhện có tên khoa học là Argiope bruennichi, con cái cố gắng tóm lấy và quấn gọn con đực ngay vào phút đầu tiên hai bên xáp lại.

Trong phòng thí nghiệm, chỉ có khoảng 30% con đực sống sót trong đợt giao phối đầu tiên, nhưng bằng việc để mặc con cái nhai ngấu nghiến thân mình, con đực kéo dài được thời gian ân ái và tăng cao khả năng thụ tinh bạn tình.

Đối với những kẻ sống sót, phân nửa số này tiếp tục đâm đầu đi tìm bạn tình thứ hai, trong khi phân nửa còn lại nỗ lực chinh phục lại đối tác đầu tiên.

Với thân hình gầy trơ xương của mình, con đực chỉ có tối đa 2 lần “vui vẻ” trong suốt đời sống. Ở loài Argiope bruennichi, nhện đực thấp bé nhẹ cân hơn nhện cái, nặng chỉ bằng 1/10 con cái.

Và theo chuyên gia Welke, lỡ sinh ra làm nhện đực và đối mặt với cuộc đời chẳng còn mấy lạc thú sau lần hành lạc đầu tiên, chuyện nhện đực trao luôn thân xác mình cho bạn tình là điều dễ hiểu nhằm kéo dài thời gian giao phối và cung cấp thêm dinh dưỡng cho nhện cái nuôi con một mình sau này.

Để chứng minh giả thuyết trên, các chuyên gia chia nhện cái thành 3 nhóm, với mỗi nhóm được giao phối với 1 hoặc 2 hoặc 3 bạn tình.

Phân nửa nhện cái ở mỗi nhóm được cho phép ăn thịt 1 hoặc 2 hoặc 3 nhện đực sau khi “vui vẻ”, trong khi 1/2 số còn lại bị tước mất mồi ngon.

Kết quả cho thấy, trong khi chuyện ăn thịt con đực khiến trứng của chúng to hơn và những đứa con sinh ra khỏe mạnh hơn nhiều so với nhóm mà nhện đực không được hi sinh bản thân cho con.

Nghiên cứu này được đăng trên chuyên san Animal Behaviour số tháng 12.

Hạo Nhiên

Một nghiên cứu mới phát hiện, "tính cách" của một con nhện cái có thể ảnh hưởng tới việc nó quyết định ăn thịt bạn tình tiềm năng ngay lập tức hay trì hoãn chuyện đó tới sau khi hoàn tất giao phối hoặc tha chết cho bạn tình.

Nguy cơ hủy diệt Trái đất từ các tiểu hành tinh

Ngoạn mục cảnh các ngôi sao "làm xiếc" trên trời

Chiến tranh lương thực sẽ tấn công Trái đất năm 2050?

Vừa xảy ra vụ nổ thiên thạch mới ở Nga

Khỉ đột gây "sốt" vì đi đứng giống người

Cây cối cũng có thể biến thành "xác sống"


Vì sao cua cái ăn thịt cua đực
"Tính cách" quyết định việc nhện cái có chọn ăn thịt bạn tình tiềm năng trước khi giao phối hay không. Ảnh: BBC

Ở một số loài nhện, các con cái khét tiếng vì thói quen ăn thịt bạn tình sau khi ân ái. Tuy nhiên, trong thực thế vẫn có những con nhện cái thậm chí "xơi tái" bạn tình tiềm năng trước cả khi quá trình giao phối diễn ra.

Các nhà khoa học đã đưa ra hàng loạt phỏng đoán về lí do tại sao có quá nhiều loài nhện phát triển thói quen "xơi tái" bạn tình đến như vậy. Đối với các cá thể cái, ăn thịt bạn tình có thể mang tới lợi thế về dinh dưỡng hoặc giúp loại bỏ số lượng những "ông bố" không mong muốn.

Đối với các cá thể đực, sự hy sinh có thể nhằm bảo đảm các gen của chúng sẽ được truyền lại cho thế hệ sau. Chẳng hạn như, ở một số loài nhện, con đực để lại xúc túc đóng vai trò như dương vật có thể tách rời của chúng bên trong cơ thể con cái sau cuộc "yêu" nhằm xua đuổi tinh trùng của các tình địch.

Tuy nhiên, các lợi ích của hiện tượng ăn thịt bạn tình mập mờ hơn khi các "nàng" nhện trinh ngốn ngấu bạn tình thuộc mọi kích cỡ một cách bừa bãi, thậm chí không quân tâm tới "chuyện ấy" với chúng. Các nhà nghiên cứu đến từ Trạm thử nghiệm các vùng đất khô cằn (EEZA) của Tây Ban Nha đã tiến hành kiểm tra xem liệu các đặc điểm tính cách nhất định, chẳng hạn như sự hung dữ, hiếu chiến, có ảnh hưởng tới cách đối xử của nhện cái với những nhện đực tiến lại gần hay không.

Nhóm nghiên cứu đã bắt nhốt 99 con đực và 88 con cái thuộc loài nhện Iberian tarantula Lycosa hispanica. Họ sau đó phân loại các nhện cái thành nhóm "hung dữ" hoặc "hiền lành" nhờ quan sát cách chúng phản ứng trước các con mồi và khẩu vị ăn của chúng.

Nhóm nhện cái, tất cả đều là "trinh nữ", sau đó được thả chung với các con đực. Kết quả cho thấy, các con cái hiền lành nhiều khả năng sẽ giao phối trước khi tấn công con đực. Chúng cũng có xu hướng ăn thịt con đực yếu kém hơn và thích ân ái với những con đực vượt trội hơn.

Trong khi đó, các con cái hung dữ giết chết con đực bất kể khỏe hay yếu, thậm chí trước cả khi giao phối. Điều này ám chỉ, bản tính hiếu chiến đã khiến những con nhện cái này mất khả năng phân biệt bạn tình tiềm năng là nguồn cung cấp tinh trùng hay nguồn thức ăn và "xơi tái" nhện đực một cách bừa bãi.

Các nhà nghiên cứu kết luận, chính "tính cách" đã quyết định thái độ của nhện cái trước con mồi và cả bạn tình tiềm năng. Sự hung dữ sẽ khiến nhện cái trở nên phàm ăn và "xơi tái" nhện đực bất chấp đã giao phối hay chưa.

Tuấn Anh (Theo Live Science)

Một số nàng bọ ngựa cái xơi luôn bạn tình sau khi giao phối, khiến các nhà khoa học đau đầu tranh cãi xem hành động của nàng có lợi gì cho sự tiến hóa hay không?

>>> Bọ ngựa khoe tuyệt chiêu kung-fu

Thói ăn thịt đồng loại sau khi giao phối là phổ biến ở bọ ngựa và một số loài động vật khác như loài nhện, bọ cạp, dế, châu chấu, bọ cánh cứng. Đây là bài toán mà các nhà lý thuyết tiến hóa phải tìm cách giải thích.

Vì sao cua cái ăn thịt cua đực

Nhiều người có thể lập luận rằng, hành vi sinh sản và ăn luôn con đực không có liên quan gì với nhau. Một số nhà sinh vật học nói rằng nó chỉ đơn giản là đói. Những con cái lớn hơn nhiều, có thể không thể chống lại được một bữa ăn là con đực thật hấp dẫn, nên con đực bị hại.

Sau đó, khi có nhiều thông tin hơn, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các con bọ ngựa cái được nuôi dưỡng tốt không ăn thịt đồng loại, trong khi đó những con cái bị bỏ đói ăn bất kỳ con đực nào mà chúng thấy dù có giao phối hay không.

Tuy nhiên, không có bằng chứng tồn tại về việc gắn kết giữa hai hành vi này, và con đực thậm chí có thể có lợi, tiến sĩ ngành sinh học Vũ Văn Liên, thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, cho biết.

Tập tính ăn thịt đồng loại sau khi giao phối không phải là bắt buộc để bọ ngựa sinh sản. Hành vi này có thể giúp cho con cái một nguồn dinh dưỡng hữu ích cho chính bản thân nó và để nuôi con cái.

Tải file Tại sao bọ ngựa cái ăn thịt bạn tình? tại đây

Câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp về cặp cua Cà Mau mới đây được chia sẻ trên TikTok đã khiến dân tình vô cùng thích thú.

  • Thanh niên khoe tích trữ hàng chục ký cua biển trong nhà vệ sinh để "ăn dần” qua dịch, dân mạng lập tức ném đá vì một chi tiết gây "kinh hãi" này!
  • Bóc mẽ cua biển Đồ Sơn bị cột dây "gian lận" nhưng nhóm bạn trẻ lại khiến không ít người phẫn nộ vì hành động kém duyên với người dân

Cụ thể, chủ video clip đã kể lại một câu chuyện về loài cua vào mùa phối giống, cua đực luôn theo sát và ôm con cua cái vào lòng để bảo vệ, cả hai con cua dính chặt vào nhau không rời. Điều này đã khiến người ta không khỏi bất ngờ về thứ tình yêu mãnh liệt và trung thành của loài vật bò ngang này. Nhưng thật trái ngang thay, tình yêu đẹp ấy lại là thứ khiến chúng sống bên nhau nhưng chết cũng phải đi đôi… vì chẳng ai bắt cua mà chừa lại một con bao giờ…

Tình nghĩa phu thê của cặp cua khiến người ta cảm động

Vì sao cua cái ăn thịt cua đực
Vì sao cua cái ăn thịt cua đực

Con cua đực thể hiện tình yêu đích thực dành cho cua cái...

Theo tìm hiểu, trong thời gian giao phối, chuẩn bị cho quá trình lột xác, cua đực dùng các chân bò và càng ôm chặt lấy cua cái trên mặt lưng. Nó mang con cái trên mai đi vòng quanh suốt 3 – 4 ngày. Việc này sẽ diễn ra cho đến khi con cái lột vỏ, thời điểm này con đực liền ôm con cái áp sát mặt bụng vào nhau và gỡ yếm con cái ra để giao phối. Tối thiểu là năm tiếng hoặc cả ngày, sau khi giao phối xong cua đực buông con cái ra nhưng vẫn đi theo sát để bảo vệ cua cái.

Dựa vào đặc tính này, người dân khi thu hoạch trúng mùa giao phối của cua sẽ luôn bắt được nhiều cua hơn, cứ 1 con cua cái lại có thêm 1 con cua đực.