Chức năng break trong menu Insert được dụng để

03/05/2010 — mrcuong

Khái quát:

Page break dùng để đặt 1 mục sang đầu trang mới nhanh hơn thay vì bạn phải ấn enter nhiều lần,  ngoài ra những phần bạn chỉnh sửa trước chỗ đặt break page sẽ ko làm ảnh hưởng tới bố cục của từ  chỗ đặt  break page trở đi.

I. page break và section break trong word – Rất hữu ích cho bạn nào đang làm luận văn:

1 BREAK PAGE Mục tiêu của việc break page trong Word là để những chỉnh sửa từ trang đầu tiên đến trang break sẽ không ảnh hưởng đến những trang bên dưới (vị trí tương đối giữa các đoạn, giữa các ảnh .v.v…). Ví dụ bạn có 1 trang có nội dung:

Giờ bạn muốn break page thành 3 trang, để khi bạn có chỉnh sửa gì ở trang 1 thì tiêu đề phần 2 và 3 luôn luôn ở đầu trang:

2

Bạn làm như sau: 1. Đặt dấu nháy tại nơi bạn muốn break sang trang mới (ví dụ muốn break phần 2 sang trang mới thì đặt ngay phần 2). 2. Vào menu Insert/Break…

2

4

2 BREAK SECTION Mục tiêu của break section là để ngắt ngang những định dạng của các trang ở phần trên, để tạo 1 định dạng khác cho những trang phía dưới. Bởi vì khi word tự nhảy sang 1 trang mới thì mang theo luôn những định dạng về trang và một số định dạng khác xuống trang mới tạo.

5

Bạn làm các bước như hình sau: 1. Đặt dấu nháy tại nơi bạn muốn break sang trang mới (ví dụ muốn break phần 2 sang trang mới thì đặt ngay phần 2). 2. Vào menu Insert/Break… 4. Đứng tại trang mới vừa được break section, bạn vào menu File/Page Setup…

6

7

8

9

Như vậy là bạn đã có được trang 1 là trang dọc và trang 2 là trang ngang. Nếu có thêm trang 3 nữa thì trang 3 lúc này sẽ là ngang, vì vậy bạn phải break section cho trang 3 để trang 3 dọc lại.

————

II. Vai trò của Section trong trình bày văn bản:

Trong một số trường hợp khi xây dựng một văn bản (thường là các đề án, luận văn…), ta có nhu cầu trình bày phong phú và đa dạng trong cùng một tập tin văn bản, ví dụ như thiết lập nhiều hệ thống lề cho văn bản; hướng giấy khi in ấn; nhiều hệ thống header, footer khác nhau; nhiều hệ thống thứ tự số trang và thiết lập chế độ bảo vệ khác nhau cho mỗi đoạn… trong cùng một văn bản.

Có thể bằng cách này hay cách khác, bạn dùng các công cụ trong ứng dụng thực hiện được các tính năng trên, tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng một phương pháp chia đoạn và sẽ thực hiện các chức năng trên từng đoạn nhờ công cụ chia đoạn Section.

1. Chia văn bản thành nhiều Section (đoạn, phần).

Đặt con trỏ vào vị trí muốn chia đoạn, sau đó chọn thực đơn Insert, chọn Break, ta có các lựa chọn như sau:

Để chèn thêm section, ta chọn 4 lựa chọn ở mục Section break types, cụ thể như sau

– Next page: Section mới bắt đầu từ đầu trang tiếp theo.

– Continuous: Section mới bắt đầu ngay tại vị trí con trỏ.

– Even page: Section mới bắt đầu từ trang chẵn tiếp theo.

– Odd page: Section mới bắt đầu từ trang lẻ tiếp theo.

Sau khi thực hiện xong thao tác trên, văn bản đã được chia thành hai phần, phần sau cách phần trước bởi ranh giới là dấu Section break mà ta vừa chèn vào (có thể nhìn thấy dấu phân cách này khi ta chọn thực đơn View và chọn Nomal, số thứ tự của section cũng thể hiện trên thanh trạng thái). Bằng cách này, ta có thể chia một tập tin văn bản thành nhiều Section theo ý muốn.

2. Thiết lập nhiều hệ thống lề (Margin) và hướng giấy in (Orientation) trong cùng một văn bản.

Ta có thể thiết lập mỗi một section có một hệ thống lề (Margin) khác nhau theo ý muốn, cách làm như sau:

3. Thiết lập nhiều hệ thống tiêu đề trên và tiêu đề dưới (header and footer) cho các Section.

Tại Section sau, ta muốn có tiêu đề trên và tiêu đề dưới khác với Section trước ta làm như sau:

Đặt con trỏ tại Section sau, chọn thực đơn View, chọn Header and footer, trước khi soạn vào nội dung tiêu đề chúng ta nhấn vào nút Same as previous cho nút này đang ở chế độ lún xuống thành chế độ bình thường nhằm loại bỏ tuỳ chọn các Header và footer của tất cả các Section đều giống nhau (hình minh hoạ).

Lúc này các Header và footer mà ta gõ vào, sẽ khác với các Header và footer của Section trước đó. Bằng cách này, ta có thể tạo các Header và footer cho riêng từng section.

4. Thiết lập nhiều hệ thống số trang trên cùng một văn bản.

Ta có thể tạo mỗi một Section có một hệ thống số thứ tự của trang (page number) khác nhau, cách làm như sau:

Đặt con trỏ tại Section muốn tạo hệ thống số trang riêng, chọn thực đơn Insert, chọn Page numbers, cửa sổ Page numbers hiện ra, chọn nút Format. Tại mục Page numbering của của sổ Page Number Format, ta đánh dấu vào mục Start at và chọn số thứ tự đầu tiên của trang đầu tiên của Section (hình minh hoạ). Khi hoàn thành, Section này sẽ có một hệ thống số thứ tự trang riêng theo ý muốn của bạn.

5. Thiết lập chế độ bảo vệ nội dung cho từng đoạn văn bản.

Sau khi đã tạo được các Section cần bảo vệ nội dung, ta làm như sau:

Chọn thự đơn Tools, chọn Protect Document, hộp thoại Protect Document hiện ra, ta đánh dấu vào mục Forms, khi đó nút Sections mới được cho phép kích hoạt (sáng lên), ta chọn vào nút Sections.

Hộp thoại Sections Protection hiện ra, trong đó có các Section được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 9. Để bảo vệ Section nào, bạn hãy đánh dấu vào Section đó, thí dụ Section 2.

Trở lại hộp thoại Protect Document, bạn nhập mật khẩu vào ô Password (Options). Hộp thoại Confirm Password hiện ra, bạn gõ lại mật khẩu cũ một lần nữa trong ô Reenter Password to open.

Sau khi hoàn thành các bước này, văn bản đã được bảo vệ theo từng Section theo ý đồ của bạn, tất cả nội dung trong đoạn được bảo vệ sẽ không thể sửa chữa (tất nhiên là trừ chính bạn).

Muốn sửa chữa nội dung của văn bản, bạn chọn thực đơn Tools, chọn Unprotect Document. Hộp thoại Unprotect Document hiện ra, gõ đúng mật khẩu vào ô Password ta mới có thể sửa chữa được đoạn văn bản mà ta bảo vệ.

MS Word: Tiếp theo loạt bài về Tin học văn phòng, chúng tôi giới thiệu cách đánh số trang file văn bản; chèn ký tự đặc biệt, ký tự toán học, chèn giờ … ngày … tháng … năm, và một số nội dung khác vào nội dung file văn bản.

Đánh số trang không cần vào phần Header, Footer.

1. Vào Insert Page Numbers…

2. Màn hình xuất hiện hộp thoại Page Numbers:

Position: Vị trí đặt số

Top of page (Header): Đặt số lên đầu trang (Header)

Bottom of page (Footer): Đặt số ở dưới cùng trang (Footer)

Alignment: Căn theo lề:

Right: Lề phải

Center: Căn lề giữa

Left: Lề trái

þ Show number on first page: Cho hiển thị/ẩn đánh số trang ở trang đầu tiên của file.

Nút Format… Mở hộp thoại Page Number Format – Một số căn chỉnh cho việc đánh số trang:

Number format: Kiểu đánh số (1, 2, 3,…; – 1 -, – 2 -, – 3 -…; a, b, c,…)

Include chapter number: Chèn thêm thứ tự đề mục

Page numbering: Số thứ tự trang đang đánh:

Mặc định của chế độ đánh số trang là bắt đầu từ trang số 1, nếu bạn không muốn số bắt đầu là số 1, mà là số 6 thì nhập vào ô Start at số 6 (Chú ý: Nếu đánh số trang bắt đầu từ số 6 thì trang đầu tiên sẽ được đánh số 6, lúc này nếu bạn đặt lệnh in là trang số 1, 2, 3, 4, 5 thì máy in sẽ không đọc được để in).

3. Chọn nút OK để hoàn thành việc đánh số trang.

Chèn Ngày, tháng, giờ trong nội dung file văn bản

1. Vào Insert Date and Time…

2. Xuất hiện hộp thoại Date and Time:

Available formats: Lựa chọn kiểu giá trị hiển thị

Language: Lựa chọn loại ngôn ngữ hiển thị (Anh, Việt,…)

þ Update automatically: Tự động cập nhật

Nút Default…: Thiết lập chế độ mặc định

3. Chọn nút OK để đồng ý chèn ngày, tháng, giờ vào nội dung file.

Chèn một số nội dung khác vào nội dung file văn bản

1. Vào Insert AutoText:

2. Lựa chọn nội dung muốn chèn

Chèn ký tự đặc biệt, ký tự toán học vào nội dung file

1. Vào Insert Symbol…

2. Xuất hiện hộp thoại Symbol, chọn thẻ Symbols & chọn ký tự đặc biệt:

Font: Chọn loại phông chữ hiển thị ký tự đặc biệt

Recently used symbols: Hiển thị 16 ký tự đặc biệt đã được sử dụng gần thời điểm hiện tại nhất.

Wingding: Hiển thị con số của ký tự đặc biệt. (Trong toán học mỗi một ký tự đều được mã hóa bởi một con số nào đó)

Charater code: Số của ký tự đặc biệt, ở ô này bạn có thể nhập số của ký tự đặc biệt để tìm mà không phải lựa chọn theo bảng danh sách ký tự hiển thị ở trên.

From: Số hiển thị ở Wingding và Charater code phụ thuộc ở From: Lựa chọn cơ số hiển thị, mặc định để ở dạng Symbol (decimal) – cơ số 10, hoặc có thể lựa chọn dạng Symbol (hex) – cơ số 16.

Nút AutoCorrect… Hiển thị hộp thoại AutoCorrect: Thiết lập chế độ tự động sửa ký tự (ví dụ: bạn có thể đặt từ “abc” là ký tự “@” thì sau khi gõ xong từ “abc” và cách ra, MS Word sẽ tự động chuyển thành ký tự “@”)

Nút Shortcut Key: Mở hộp thoại Customize Keyboard: Tạo phím tắt cho ký tự đặc biệt.

Tại ô Press new shortcut key: Gõ phím tắt dùng cho ký tự đặc biệt (ví dụ trên ảnh là dùng tổ hợp phím Alt + 9 cho ký tự þ)

Kích vào nút Assign: Thiết lập phím tắt cho ký tự đó, lúc này tổ hợp phím tắt (Alt + 9) sẽ được chuyển sang vùng Current keys.

Chọn Close để hoàn thành.

Việc đặt phím tắt cho ký tự đặc biệt này sẽ giúp bạn không phải vào hộp thoại Symbol mà vẫn chèn ký tự đặc biệt, rút ngắn thời gian gõ nội dung văn bản. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đặt phím tắt chỉ cho những ký tự đặc biệt thường xuyên sử dụng và tổ hợp phím đặt không trùng với các tổ hợp phím tắt đang sử dụng, tránh trường hợp làm mất tác dụng của tổ hợp phím đó.

3. Kích vào nút Insert và Close để chèn ký tự đặc biệt ra nội dung file văn bản

Link bài viết gốc: quantrimang.com

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Related

Trong quá trình chỉnh sửa văn bản, bạn thường xuyên gặp tình huống khi bạn tìm một từ cụ thể trong tài liệu và muốn thay từ này bằng từ khác ở một số chỗ hay tất cả các nơi trong tài liệu. Phần này hướng dẫn các bạn cách để tìm một từ hay cụm từ và thay thế chúng qua các bước đơn giản.

Lệnh Find trong Word 2010:

Bước 1: Giả sử chúng ta có một văn bản mẫu, chỉ cần gõ =rand() và nhấn Enter.

Bước 2: Chọn nút Find trong nhóm Editing ở phần Home tab và nhấn Ctrl +F để khởi động cửa sổ Navigation trong bước 2:

Bước 4: Bạn có thể nhấn nút Clear để xóa kết quả tìm kiếm và thực hiện lần tìm kiếm khác.

Bước 5: Bạn có thể tìm kiếm rộng hơn, sâu hơn khi tìm kiếm một từ. Bấm nút Option để hiển thị menu tùy chọn, bạn có thể lựa chọn để tìm kiếm trong các trường hợp phức tạp.

Bước 6: Bạn đã học được cách tìm kiếm, giờ nhấn nút Close để đóng cửa sổ Navigation.

Hành động tìm và thay thế từ trong Word 2010:

Bạn đã được hướng dẫn tìm một từ trong phần trên, phần này sẽ hướng dẫn cách thay thế từ hiện có trong tài liệu của bạn qua các bước đơn giản sau:

Bước 1: Nhấn vào tùy chọn Replace trong nhóm Editing ở phần Home tab và nhấn Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace trong bước 2:

Bước 3: Nhấn nút Replace trong hộp thoại, bạn sẽ thấy từ đầu tiên bạn tìm thấy sẽ được thay thế bằng từ bạn muốn, nhấn tiếp thì từ thứ hai cũng sẽ được thay thế. Nếu bạn nhấn nút Replace thì toàn bộ các từ tìm thấy sẽ được thay thế. Bạn có thể sử dụng tùy chọn Find Next để tìm một từ khác và sau đó sử dụng Replace để thực hiện thay thế.

Bước 5: Cuối cùng, nếu bạn đã thực hiện xong hành động tìm và thay thế từ trên, bạn nhấn nút Close (X) hoặc Cancle để đóng hộp thoại.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Follow fanpage của team https://www.facebook.com/vietjackteam/ hoặc facebook cá nhân Nguyễn Thanh Tuyền https://www.facebook.com/tuyen.vietjack để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile…. mới nhất của chúng tôi.

Để sử dụng các thao tác copy and paste (sao chép và dán) hoặc cut and paste (cắt và dán), Word sử dụng bộ nhớ tạm thời được gọi là clipboard (bảng tạm). Khi bạn sao chép hoặc cắt một văn bản, nó sẽ tạm thời ở trên bảng tạm và trong bước thứ hai, bạn có thể dán nội dung này vào vị trí mong muốn.

Thao tác Sao chép và dán

Bước 1 – Chọn một phần của văn bản bằng bất kỳ phương pháp chọn văn bản nào. Bạn có thể dùng bàn phím, dùng chuột hoặc kết hợp giữa chuột vào bàn phím để chọn đoạn văn bản nhanh nhất có thể.

Bước 2 – Bạn có nhiều tùy chọn có sẵn để sao chép văn bản đã chọn trong clipboard. Bạn có thể sử dụng bất kỳ một trong các tùy chọn:

Nhấp chuột phải – Khi bạn nhấp chuột phải vào văn bản đã chọn, nó sẽ hiển thị tùy chọn sao chép, nhấp vào tùy chọn này để sao chép nội dung đã chọn trong bảng tạm.

Sử dụng nút Copy (Sao chép) trên Ribbon – Sau khi chọn văn bản, bạn có thể sử dụng nút sao chép có sẵn tại Ribbon để sao chép nội dung đã chọn trong bảng tạm.

Sử dụng phím nóng Ctrl + C – Sau khi chọn văn bản, chỉ cần nhấn phím Ctrl + C để dán nội dung đã chọn trong bảng tạm.

Bước 3 – Cuối cùng bấm vào vị trí bạn muốn sao chép văn bản đã chọn và sử dụng một trong hai tùy chọn đơn giản:

Sử dụng nút Paste (Dán) trên Ribbon – Chỉ cần nhấp vào nút Dán có sẵn ở Ribbon để dán nội dung được sao chép vào vị trí mong muốn.

Sử dụng phím tắt Ctrl + V – Đây là cách đơn giản nhất để dán nội dung. Chỉ cần nhấn phím Ctrl + V để dán nội dung vào vị trí mới.

Các tùy chọn Paste nâng cao trong Word gồm có 3 tùy chọn: Dán giữ nguyên định dạng của văn bản gốc trước khi copy

Dán và lấy định dạng của đoạn văn bản tại vị trí mới

Chỉ dán lấy chữ (tức là font theo mặc định và xóa mọi định dạng khác)

Lưu ý – Bạn có thể lặp lại thao tác Dán bao nhiêu lần tùy thích để dán cùng một nội dung.

Thao tác Cut & Paste (cắt và dán)

Bước 1 – Chọn một phần của văn bản hay còn gọi là bôi đen

Bước 2 – Bây giờ, bạn có sẵn nhiều tùy chọn khác nhau để cắt văn bản đã chọn và đặt nó vào bảng tạm. Bạn có thể sử dụng một trong các tùy chọn

Nhấp chuột phải – Nếu nhấp chuột phải vào phần văn bản đã chọn, nó sẽ hiển thị tùy chọn cắt, chỉ cần nhấp vào tùy chọn này để cắt nội dung đã chọn và giữ nó trong bảng tạm.

Sử dụng nút Cut (Cắt) trên Ribbon – Sau khi chọn một phần văn bản, bạn có thể sử dụng nút cắt có sẵn tại Ribbon để cắt nội dung đã chọn và giữ nó trong bảng tạm.

Sử dụng phím Ctrl + X – Sau khi chọn một phần văn bản, chỉ cần nhấn phím Ctrl + X để cắt nội dung đã chọn và giữ nó trong bảng tạm.

Bước 3 – Cuối cùng, nhấp vào nơi bạn muốn di chuyển văn bản đã chọn và sử dụng một trong hai tùy chọn sau:

Sử dụng nút Paste (Dán) trên Ribbon – Chỉ cần nhấp vào nút Dán có sẵn tại Ribbon để dán nội dung tại vị trí mới.

Sử dụng phím Ctrl + V – Đây là cách đơn giản nhất để dán nội dung. Chỉ cần nhấn phím Ctrl + V để dán nội dung vào vị trí mới.

Lưu ý – Bạn có thể lặp lại thao tác Dán bao nhiêu lần tùy thích để dán cùng một nội dung.

Sao chép, cắt và dán trong các tài liệu khác nhau

Tạo mới, chỉnh sửa, lưu văn bản

Ctrl + N tạo mới một tài liệu

Ctrl + O mở tài liệu

Ctrl + S Lưu tài liệu

Ctrl + C sao chép văn bản

Ctrl + X cắt nội dung đang chọn

Ctrl + V dán văn bản

Ctrl + F bật hộp thoại tìm kiếm

Ctrl + H bật hộp thoại thay thế

Ctrl + P Bật hộp thoại in ấn

Ctrl + Z hoàn trả tình trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh cuối cùng

Ctrl + Y phục hội hiện trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh Ctrl + Z

Ctrl + F4 , Ctrl + W, Alt + F4 đóng văn bản, đóng cửa sổ Ms Word

Định dạng

Ctrl+B Địng dạng in đậm

Ctrl + D Mở hộp thoại định dạng font chữ

Ctrl + I Định dạng in

Ctrl + U Định dạng gạch chân

Căn lề đoạn văn bản

Ctrl + E Canh giữa đoạn văn bản đang chọn

Ctrl + J Canh đều đoạn văn bản đang chọn

Ctrl + L Canh trái đoạnvăn bản đang chọn

Ctrl + R Canh phải đoạn văn bản đang chọn

Ctrl + M Định dạng thụt đầu dòng đoạn văn bản

Ctrl + Shift + M Xóa định dạng thụt đầu dòng

Ctrl + T Thụt dòng thứ 2 trở đi của đoạn văn bản

Ctrl + Shift + T Xóa định dạng thụt dòng thứ 2 trở đi của đoạn văn bản

Ctrl + Q Xóa định dạng canh lề đoạn văn bản

Tạo chỉ số trên, chỉ số dưới

Ctrl + Shift + = Tạo chỉ số trên. Ví dụ m3

Ctrl + = Tạo chỉ số dưới. Ví dụ H2O.

Shift + <- chọn một ký tự phía trước

Ctrl + Shift + <- chọn một từ phía trước

Shift + chọn một hàng phía trên

Shift + (mủi tên xuống) chọn một hàng phía dưới

Ctrl + A chọn tất cả đối tượng, văn bản, slide tùy vị trí con trỏ đang đứng

Delete xóa một ký tự phía sau con trỏ hoặc các đối tượng đang chọn.

Ctrl + Backspace (<-) xóa một từ phía trước.

Ctrl + Delete xóa một từ phía sau.

Di chuyển

Ctrl + Mũi tên Di chuyển qua 1 ký tự

Ctrl + Home Về đầu văn bản

Ctrl + End Về vị trí cuối cùng trong văn bản

Ctrl + Shift + Home Chọn từ vị trí hiện tại đến đầu văn bản.

Ctrl + Shift + End Chọn từ vị trí hiện tại đến cuối văn bản

Sao chép định dạng

Ctrl + Shift + C Sao chép định dạng vùng dữ liệu đang có định dạng cần sao

chép.

Ctrl + Shift + V Dán định định dạng đã sao chép vào vùng dữ liệu đang chọn.

Menu & Toolbars.

Tab di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn tiếp theo

Shift + Tab di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn phía trước

Ctrl + Tab di chuyển qua thẻ tiếp theo trong hộp thoại

Shift + Tab di chuyển tới thẻ phía trước trong hộp thoại

Alt + Ký tự gạch chân chọn hoặc bỏ chọn mục chọn đó

Alt + Mũi tên xuống hiển thị danh sách của danh sách sổ

Enter chọn 1 giá trị trong danh sách sổ

ESC tắt nội dung của danh sách sổ

Làm việc với bảng biểu

Tab di chuyển tới và chọn nội dung của ô kế tiếp. Hoặc tạo 1 dòng mới nếu đang

đứng ở ô cuối cùng của bảng

Shift + Tab di chuyển tới và chọn nội dung của ô liền kế trước nó

Nhấn giữ phím Shift + các phím mũi tên để chọn nội dung của các ô

Ctrl + Shift + F8 + Các phím mũi tên mở rộng vùng chọn theo từng khối

Shift + F8 giảm kích thước vùng chọn theo từng khối

Ctrl + 5 (khi đèn Num Lock tắt) chọn nội dung cho toàn bộ bảng

Alt + Home về ô đầu tiên của dòng hiện tại

Alt + End về ô cuối cùng của dòng hiện

Alt + Page up về ô đầu tiên của cột

Alt + Page down về ô cuối cùng của cột

Mũi tên lên Lên trên một dòng

Mũi tên xuống xuống dưới một dòng

Các phím F

F1 trợ giúp

F2 di chuyển văn bản hoặc hình ảnh. (Chọn hình ảnh, nhấn F2, kích chuột vào nơi

đến, nhấn Enter

F3 chèn chữ tự động (tương ứng với menu Insert – AutoText)

F4 lặp lại hành động gần nhất

F5 thực hiện lệnh Goto (tương ứng với menu Edit – Goto)

F6 di chuyển đến panel hoặc frame kế tiếp

F7 thực hiện lệnh kiểm tra chính tả (tương ứng menu Tools – Spellings and

Grammars)

F8 mở rộng vùng chọn

F9 cập nhật cho những trường đang chọn

F10 kích hoạt thanh thực đơn lệnh

F11 di chuyển đến trường kế tiếp

F12 thực hiện lệnh lưu với tên khác (tương ứng menu File – Save As…)

Kết hợp Shift + các phím F

Shift + F1 hiển thị con trỏ trợ giúp trực tiếp trên các đối tượng

Shift + F2 sao chép nhanh văn bản

Shift + F3 chuyển đổi kiểu ký tự hoa – thường

Shift + F4 lặp lại hành động của lệnh Find, Goto

Shift + F5 di chuyển đến vị trí có sự thay đổi mới nhất trong văn bản

Shift + F6 di chuyển đến panel hoặc frame liền kề phía trước

Shift + F7 thực hiện lệnh tìm từ đồng nghĩa (tương ứng menu Tools –

Thesaurus).

Shift + F8 rút gọn vùng chọn

Shift + F9 chuyển đổi qua lại giữ đoạn mã và kết quả của một trường trong văn

bản.

Shift + F10 hiển thị thực đơn ngữ cảnh (tương ứng với kích phải trên các đối

tượng trong văn bản)

Shift + F11 di chuyển đến trường liền kề phía trước.

Shift + F12 thực hiện lệnh lưu tài liệu (tương ứng với File – Save hoặc tổ hợp Ctrl

+ S)

Kết hợp Ctrl + các phím F

Ctrl + F2 thực hiện lệnh xem trước khi in (tương ứng File – Print Preview).

Ctrl + F3 cắt một Spike

Ctrl + F4 đóng cửa sổ văn bản (không làm đóng cửa sổ Ms Word).

Ctrl + F5 phục hồi kích cỡ của cửa sổ văn bản

Ctrl + F6 di chuyển đến cửa sổ văn bản kế tiếp.

Ctrl + F7 thực hiện lệnh di chuyển trên menu hệ thống.

Ctrl + F8 thực hiện lệnh thay đổi kích thước cửa sổ trên menu hệ thống.

Ctrl + F9 chèn thêm một trường trống.

Ctrl + F10 phóng to cửa sổ văn bản.

Ctrl + F11 khóa một trường.

Ctrl + F12 thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng File – Open hoặc tổ hợp Ctrl +

O).

Kết hợp Ctrl + Shift + các phím F

Ctrl + Shift +F3 chèn nội dung cho Spike.

Ctrl + Shift + F6 di chuyển đến cửa sổ văn bản phía trước.

Ctrl + Shift + F7 cập nhật văn bản từ những tài liệu nguồn đã liên kết (chẵng hạn

như văn bản nguồn trong trộn thư).

Ctrl + Shift + F8 mở rộng vùng chọn và khối.

Ctrl + Shift + F9 ngắt liên kết đến một trường.

Ctrl + Shift + F10 kích hoạt thanh thước kẻ.

Ctrl + Shift + F11 mở khóa một trường

Ctrl + Shift + F12 thực hiện lệnh in (tương ứng File – Print hoặc tổ hợp phím Ctrl

+ P).

Kết hợp Alt + các phím F

Alt + F1 di chuyển đến trường kế tiếp.

Alt + F3 tạo một từ tự động cho từ đang chọn.

Alt + F4 thoát khỏi Ms Word.

Alt + F5 phục hồi kích cỡ cửa sổ.

Alt + F7 tìm những lỗi chính tả và ngữ pháp tiếp theo trong văn bản.

Alt + F8 chạy một marco.

Alt + F9 chuyển đổi giữa mã lệnh và kết quả của tất cả các trường.

Alt + F10 phóng to cửa sổ của Ms Word.

Alt + F11 hiển thị cửa sổ lệnh Visual Basic.

Kết hợp Alt + Shift + các phím F

Alt + Shift + F1 di chuyển đến trường phía trước.

Alt + Shift + F2 thực hiện lệnh lưu văn bản (tương ứng Ctrl + S).

Alt + Shift + F9 chạy lệnh GotoButton hoặc MarcoButton từ kết quả của những

trường trong văn bản.

Alt + Shift + F11 hiển thị mã lệnh.

Kết hợp Alt + Ctrl + các phím F

Ctrl + Alt + F1 hiển thị thông tin hệ thống.

Ctrl + Alt + F2 thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng Ctrl + O)

Với những phím tắt trên, mọi người yên tâm làm việc vừa nhanh, vừa hiệu

Không có bài nào cùng chuyên mục