Độ tuổi cao nhất của cá nhân bị xử lý hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành là bao nhiêu

Việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự rất quan trọng. Nó quyết định một người phạm tội có chịu trách nhiệm hình sự hay không. Công ty luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cách xác định tuổi trong vụ án hình sự qua bài viết sau.

Việc xác định độ tuổi có ý nghĩa cực kì quan trọng trong giải quyết vụ án hình sự

>>Xem thêm: Phân Biệt Bị Can Và Bị Cáo Trong Vụ Án Hình Sự

1.   Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi rất quan trọng trong pháp luật hình sự. Bởi nó thể hiện quan điểm của nhà nước về xử lý tội phạm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là người chưa thành niên phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 [BLHS 2015].

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.

Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự

  • Là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định việc có truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người phạm tội trong một số trường hợp theo luật định;
  • Bảo đảm được sự công bằng giữa người bị buộc tội với người bị hại theo nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Tố tụng hình sự là “bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật”.

2.   Căn cứ xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự

Phiên tòa có người bị buộc tội dưới 18 tuổi

Việc phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH và Điều 417 BLTTHS 2015.

Cách xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi, cụ thể như sau:

Việc xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Để xác định tuổi của bị can, bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng MỌI BIỆN PHÁP để xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của họ căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Giấy chứng sinh; 
  • Giấy khai sinh; 
  • Chứng minh nhân dân; 
  • Thẻ căn cước công dân; 
  • Sổ hộ khẩu; 
  • Hộ chiếu. 

Các chứng cứ đó phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập theo trình tự, quy định của pháp luật.

Trường hợp các chứng cứ trên có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với cá nhân, tổ chức có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó. 

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2, 3 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ như sau:

  • Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
  • Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
  • Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh. 
  • Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
  • Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định độ tuổi để xác định tuổi và lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ khi chỉ xác định được khoảng độ tuổi bị can, bị cáo, bị hại.

3.   Thời điểm tính tuổi của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự

Thời điểm tính tuổi của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự như sau:

  • Thời điểm xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại được tính ngay khi thực hiện hành vi phạm tội.
  • Trường hợp hành vi phạm tội kéo dài và liên tục, có nhiều hành vi được thực hiện ở các thời điểm khác nhau, khi xác định độ tuổi thực hiện hành vi phạm tội có thể gặp trường hợp có hành vi thực hiện khi chưa đủ tuổi, có hành vi thực hiện khi đã đủ tuổi thì lấy độ tuổi ở hành vi cuối để tính tuồi.
  • Trường hợp khi xác định độ tuổi của người phạm tội có tính chất liền kề thì tách các hành vi ở từng độ tuổi để xem xét và sẽ tính tuổi theo hướng có lợi hơn cho người phạm tội.

4.   Tầm quan trọng của luật sư trong việc phối hợp xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự

Luật sư hỗ trợ việc xác định độ tuổi bị can, bị can, bị hại

Trong vụ án hình sự, việc xác định độ tuổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định khi không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh và không xác định được chính xác ngày, tháng, năm xảy ra hành vi phạm tội đặc biệt đối với những án mạng không xác định chính xác được thời điểm gây án.

  • Trường hợp này, khi có luật sư hỗ trợ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng xác định độ tuổi của bị can, bị cáo, bị hại;
  • Hỗ trợ bị can, bị cáo, bị hại tìm ra chính xác thời điểm gây án theo hướng có lợi cho hơn cho người phạm tội, người bị hại.

Trên đây là bài viết cách xác định tuổi trong vụ án hình sự. Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

1. Các tội phạm áp dụng với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

Theo quy định của pháp luật, người dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp cần thiết, khi xét thấy các biện pháp giáo dục, cải tạo không có nhiều tác dụng đối với tội phạm mà nhóm người này phạm phải.

Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 [sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự] quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Trong đó, theo Điều 9 Bộ luật Hình sự:

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 07 - 15 năm tù.

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 15 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Dựa vào các quy định trên, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm:

- Tội giết người [khoản 1, 2 Điều 123];

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác [khoản 3, 4, 5 Điều 134];

- Tội hiếp dâm [khoản 2, 3, 4 Điều 141];

- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi [Điều 142];

- Tội cưỡng dâm [khoàn 2, 3, 4 Điều 143];

- Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi [Điều 144];

- Tội mua bán người [Điều 150];

- Tội mua bán người dưới 16 tuổi [Điều 151];

- Tội cướp tài sản [Điều 168];

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản [Điều 169];

- Tội cưỡng đoạt tài sản [khoản 2, 3, 4 Điều 170];

- Tội cướp giật tài sản [khoản 2, 3, 4 Điều 171];

- Tội trộm cắp tài sản [khoản 2, 3, 4 Điều 173];

- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản [khoản 2, 3, 4 Điều 178];

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy [Điều 248];

- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy [Điều 249];

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy [Điều 250];

- Tội mua bán trái phép chất ma túy [Điều 251];

- Tội chiếm đoạt chất ma túy [khoản 2, 3, 4 Điều 252];

- Tội tổ chức đua xe trái phép [khoản 2, 3, 4 Điều 265];

- Tội đua xe trái phép [khoản 2, 3, 4 Điều 266];

- Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử [khoản 2, 3 Điều 286];

- Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử [khoản 2, 3 Điều 287];

- Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác [khoản 2, 3 Điều 289];

- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản [khoản 2, 3, 4 Điều 290];

- Tội khủng bố [khoản 1, 2, 3 Điều 299];

- Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia [khoản 1, 2 Điều 303];

- Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự [Điều 304].

Tội phạm áp dụng với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi [Ảnh minh họa]

2. Hình phạt nào được áp dụng cho người dưới 16 tuổi phạm tội?

Về nguyên tắc, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.  

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Điều 91 Bộ luật Hình sự quy định, người dưới 18 tuổi phạm tội thì không bị xử lý bằng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Vì vậy, với người dưới 18 tuổi phạm tội, chỉ được áp dụng các hình phạt sau:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Cải tạo không giam giữ;

- Tù có thời hạn.

3. Mức phạt tù cao nhất đối với người dưới 16 tuổi là bao nhiêu năm?

Điều 101 Bộ luật Hình sự quy định mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Theo quy định trên, mức phạt tù cao nhất được áp dụng với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội là 12 năm tù [trong trường hợp điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình].

Trên đây là quy định của pháp luật về các tội phạm áp dụng với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Đối với những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Người dưới 18 tuổi phạm tội được giảm án thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề