Đồng bệnh tương lân nghĩa là gì







Ngạn ngữ Anh cũng có câu: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ chỉ cho anh biết, anh là người như thế nào”.

Bạn đang xem: đồng bệnh tương lân đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu

Thomas Carlyle triết gia, nhà viết luận, nhà châm biếm, sử gia nhà giáo người Xcốt-len thời Victoria nói: “Hãy chỉ cho tôi người anh kính trọng và tôi sẽ biết anh là người thế nào. Bởi anh đã cho tôi biết cách nhìn của mình về nhân loại”.

Beatrice Vincent nói: “Những người làm việc cùng bạn phản ánh thái độ của bạn. Nếu bạn đa nghi, không thân thiện và hạ mình, bạn sẽ nhìn thấy tất cả những đặc điểm không tốt đó dội lại bạn. Nhưng nếu bạn thể hiện những hành vi đẹp nhất, bạn cũng sẽ thấy được những điều tốt đẹp nhất ở những người làm việc chung với bạn”.

Tuy cách thể hiện ngôn ngữ của phương Tây và phương Đông có khác, nhưng ý nghĩa của những câu nói trên thì đều hướng đến một nội dung và phản ánh hiện thực của một chân lý tồn tại muôn đời qua. Chân lý tồn tại là sự chuyển động, toàn bộ vũ trụ đều ở trong trạng thái chuyển động, mỗi chuyển động có một tần số nhất định và tần số này là duy nhất mỗi cá nhân rung động với một tần số riêng khi mọi thứ ở trạng thái rung động, đồng nghĩa với việc mọi thứ sẽ tạo ra âm thanh. Câu nói: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” phản ánh hiện thực đó.

Đồng thanh tương ứng: vật lý học cũng có thể giải thích được khái niệm này, rằng những vật phát ra tần số giống nhau sẽ bắt được sóng của nhau. Hiểu nôm na là những người hay vật có cùng tần số năng lượng sẽ cảm nhận kết nối và có thể liên kết chặt chẽ với nhau, có khả năng cộng hưởng tạo ra xung động sóng mạnh hơn rất nhiều.

Đồng khí tương cầu: đồng khí có nghĩa là có ý chí giống nhau - tương cầu có nghĩa là cùng tìm cầu nhau. Tức là khi cùng khí chất, phẩm chất thì tìm gặp thu hút nhau. Ý câu này có nghĩa là: “Những người hay vật có cùng bản chất, tính khí, ý chí giống nhau thì họ tự nhiên có khuynh hướng tụ tập, tìm đến kết hợp với nhau và ngược lại”.

Có câu chuyện kể như sau:

Một ngày nọ, Aesop - người kể chuyện ngụ ngôn nổi tiếng - ngồi bên vệ đường gần cổng thành Athens. Một khách bộ hành đi ngang qua đã dừng lại hỏi ông:

Cư dân thành Athens là người như thế nào, thưa ngài?

Hãy cho tôi biết… Aesop trả lời, anh từ đâu đến và cư dân ở đó là người như thế nào?

Người khách bộ hành nhăn mặt đáp: Tôi đến từ Argos và người dân ở đó là những kẻ dối trá, trộm cắp và luôn chửi bới nhau. Tôi rất tiếc phải nói với ông rằng ông cũng sẽ gặp những người như vậy ở Athens. - Aesop đáp.

Một lúc khác, một khách bộ hành khác đi tới và cũng hỏi Aesop điều tương tự. Aesop nhắc lại câu hỏi trước đấy; người khách thứ hai vui vẻ đáp:

Tôi đến từ Argos, nơi có những cư dân rất tử tế và thân thiện. Tôi rất tiết phải rời bỏ nới đó ra đi. Aesop đáp: “Bạn của tôi ơi, tôi rất vui cho anh biết rằng anh cũng sẽ gặp những người tốt đẹp như vậy ở thành Athens này”.

Thế giới bên ngoài bạn nhìn thấy, những mối quan hệ, những gì bạn đang có, những trải nghiệm, là sự phản ánh chân thực của thế giới nội tâm bên trong bạn, mang tính chủ quan của người đó - chính thế giới bên trong tạo ra thế giới bên ngoài. Nếu bạn sống lạc lõng, tham lam, đố kị, thù hận thì cuộc đời bạn sẽ xoay quanh những con người, môi trường, tần số rung động thấp như thế. Nếu bạn cảm thấy tràn ngập tình yêu thương, giàu lòng nhân ái, bao dung, hướng thiện, năng lượng tràn đầy như ánh nắng mặt trời thì tần số rung động của bạn sẽ được lên cao, đi đâu bạn cũng sẽ cảm nhận được điều này vì trong lòng bạn như thế nào thì cuộc đời bạn sẽ như thế đó. Thiên đường hay địa ngục nó không nằm ở đâu khác, không nằm ở một thế giới nào khác cũng không phải chỉ vị trí địa lý mà nó nằm ngay bên trong bạn trong không gian tâm hồn của bạn.

Quy luật này chi phối, ảnh hưởng như thế nào đến tương lai và tác động như thế nào đến giáo dục trẻ? Mọi đứa trẻ sẽ lớn, sẽ rời xa vòng tay của cha mẹ, chuyện này thật khó chấp nhận đối với một số người, nhưng nên như vậy nếu không muốn nói là một điều cần thiết. Cho đến trước và sau thời điểm đó, các bậc cha mẹ thường lo lắng về tương lai con trẻ sẽ trở thành người như thế nào, rồi khuyên chúng hãy đi theo con đường này con đường kia, trở thành người tốt hay người có tầm vóc, suy nghĩ lớn. Thậm chí nhiều người còn can thiệp trực tiếp vào đời sống, quản lí các mối quan hệ, môi trường mà trẻ tiếp xúc nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến với con mình kiểu như: “Con đừng chơi với mấy đứa bạn đó, không tốt đẹp gì đâu. Mẹ cấm con đến chỗ đó. Cắt tóc như vậy, nghe mấy bài nhạc đó không hay ho gì. Con đừng ăn mặc hành động như thế được không. Xã hội bây giờ toàn người xấu con đừng tin ai hết. Con nên đọc sách và chơi với mấy người kia…”.

Nhưng những gì bạn nói với trẻ, khuyên nhủ, ngăn cấm thường không có tác dụng, không mang đến nhiều hữu ích, nếu không muốn nói là “lợi bất cập hại” làm cho những đứa trẻ cảm thấy khó chịu khiến khoảng cách giữa bạn và trẻ lại nới ra xa nhau nhiều hơn. Trẻ phản ứng như vậy là chuyện hoàn toàn bình thường, do một số nguyên nhân cơ bản như sau:

Thế giới này không đứng yên mà chuyển động không ngừng nghỉ, chỉ trong một thời gian ngắn lại phát sinh biến hóa và biến hóa rất nhanh, vì vậy những hiểu biết của bạn trong thoáng chốc đã có thể hoặc không còn phù hợp trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, những gì bạn trải qua chỉ phản ánh kinh nghiệm cá nhân của riêng bản thân, phản ánh quá trình, kết quả của cá nhân mà thôi, chỉ là kinh nghiệm chủ quan của người đó mang tính hữu vi, hữu vi nên khác biệt, không phản ánh hiện thực khách quan của thế giới. Vì vậy mặc định tính đúng sai và giới hạn đứa trẻ bằng những hiểu biết, trải nghiệm cá nhân của bạn là điều không hợp lý. Con người thường trưởng thành và học được những bài học từ những trải nghiệm của chính mình, những bài học mà họ có ấn tượng sâu sắc nhất, hằn sâu vào trong tâm trí họ thường song hành một hoàn cảnh cụ thể mà ở đó họ ghi nhận được hình ảnh rõ nét ở trải nghiệm đó và nó mang lại những cảm xúc như hạnh phúc, đau khổ, tổn thương mới thực sự được họ ghi nhớ, chấp nhận. Nên những lời khuyên, dạy bảo lý thuyết thuần túy khi trẻ đã lớn cho dù đúng đi nữa thì cũng khó mà được trẻ chấp nhận, tuân thủ. Hiếm thấy trường hợp nào chỉ đơn thuần qua lời nói hay sự khuyên bảo và ngăn cấm mà có thể khiến người khác ngừng hành vi của mình.

Vậy nên đối với trẻ, môi trường của chúng đối mặt trong tương lai, chúng trở thành người như thế nào, phụ thuộc rất lớn vào cách bạn xây dựng tạo lập thế giới quan cho trẻ khi còn nhỏ. Chúng sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng từ môi trường đó và khi những đứa trẻ này lớn lên, những trải nghiệm lặp đi lặp lại trong quá khứ sẽ hình thành nên một phần thế giới quan của chính mình.

Rất nhiều đứa trẻ cả một cuộc đời từ ngày lọt lòng mẹ đến nay chỉ nghe thấy toàn những âm thanh chua chát, những tiếng chửi rủa của bố mẹ, anh em, hàng xóm, tiếng quở trách, chê bai mỗi khi làm gì đó không đúng hoặc mắc phải lỗi lầm nào đó, những tiếng thét đau đớn của những con vật bị giết, những lời nói thô tục, những hành động lỗ mãng từ bố mẹ và những người xung quanh. Một người sinh ra và lớn lên trong môi trường chỉ biết có bạo lực, đấu tranh, giành giật, thì những khái niệm văn hóa, đạo đức hay lương tâm chỉ là những khái niệm xa vời. Tư tưởng của họ chỉ quẩn quanh mấy câu chuyện mua sắm áo quần thời trang, tán tỉnh cô này, chàng kia, săm soi mấy chiếc xe, món ăn tinh thần nghèo nàn, suốt ngày chỉ biết nhậu món gì rồi đêm nay nhảy ở đâu, quanh quẩn bên mấy câu chuyện trong mục rao vặt trên mạng xã hội, xem mấy bộ phim Hàn Quốc khóc sướt mướt, được nuôi dạy bởi những bậc bố mẹ có những ý muốn chủ quan, tầm nhìn hạn hẹp, thì ắt hẳn khi lớn lên sẽ có môi trường, âm thanh, hình ảnh tương thích với tần số rung động cảm nhận của người đó. Lúc này thế giới quan bên trong đã được hình thành, chúng sẽ tìm đến môi trường bên ngoài phù hợp với thế giới quan bên trong để có được sự đồng điệu. Khi đó mọi sự ngăn cấm và cố gắng tác động để thay đổi hành động từ bên ngoài thường sẽ dẫn đến hai kết quả. Cá thể đó sẽ phản kháng quyết liệt, thường là vậy hoặc là cá thể đó sẽ chết đi phần hồn từ bên trong nếu như sự tác động bên ngoài thắng thế.

Xem thêm: Sốc Trước Những Cái Chết Của Huỳnh Nguyễn Công Bằng Mất Vì Ung Thư

Ngược lại, nếu sớm hiểu được quy luật, khi trẻ còn nhỏ, thế giới quan chưa định hình rõ ràng bạn chủ động xây dựng cho trẻ một môi trường thật xứng đáng, mà ở đó trẻ có thể nghe thấy những lời nói, hành vi ứng xử thể hiện sự tôn trọng và trí tuệ, được nghe những câu chuyện về nhân quả, tình yêu thương giữa con người với con người, giữa người với vật, được đắm mình trong những bản giao hưởng thanh nhẹ, có chiều sâu, tràn đầy sức sống như của Mozart, Beethoven hay nhạc Thiền, chú Đại bi hoặc những bản nhạc có tần số rung động cao từ [500700] Hz trở lên, giúp trẻ biết cảm nhận được nỗi đau của người khác, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét. Bạn chủ động xây dựng cho trẻ một hoài bão để thực hiện, một ước mơ để chúng hướng đến, học hỏi những nhà tư tưởng vĩ đại như của Lão Tử, Khổng Tử, Phật Thích Ca, học được lòng trắc ẩn như của Mẹ Teresa. Bạn tạo điều kiện cho trẻ được gần gũi, trò chuyện, với những vĩ nhân ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở đây, không phải bất kì đứa trẻ nào cũng có cơ may trực tiếp gặp gỡ, kết bạn để nhận được sự ảnh hưởng tích cực từ một số ít những người ưu tú, xuất chúng nhất trong xã hội. Nhưng có một cách ai cũng có thể giúp con mình bù đắp cho sự thiệt thòi chính là đọc sách, tìm hiểu tiểu sử về cuộc đời, cách họ sống, lớn lên, cách những con người ấy đã suy nghĩ. Là một giải pháp gián tiếp để kế thừa những tinh hoa, nhận được năng lượng, tư duy tích cực từ những con người đó, như thế trẻ sẽ dần dần cảm nhận được những tư tưởng lớn, dám nghĩ lớn, có niềm tin về chính mình.

Khi những yếu tố này đã được định hình vào thế giới quan của trẻ trong những năm tháng đầu đời, lời thì hay, ý nghĩ cao thượng, cử chỉ hành động được tôi luyện, hướng đến chân thiện mỹ. Khi những đứa trẻ này lớn lên theo quy luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, trẻ sẽ tự khắc đi tìm con người, môi trường tương xứng với nội tâm, thuần khiết như bên trong lòng chúng, tự khắc sẽ miễn nhiễm và lánh xa môi trường ngược lại.

Từ quy luật trên, đưa ra cho chúng ta một số vấn đề như sau:

Trẻ học trong vô thức, nhưng người dạy phải có ý thức

Có hai từ chỉ ra cách một đứa trẻ bước vào mối quan hệ với môi trường của nó đó là bắt chước và hình mẫu. Không ở độ tuổi nào trong đời mà nhận định này đúng đắn hơn, là trong giai đoạn đầu của tuổi thơ từ 0 - 7 tuổi có gì diễn ra trong môi trường vật chất thì cái đó đứa trẻ bắt chước và trong quá trình bắt chước, các cơ quan vật chất của nó được khuôn đúc thành những hình dạng sẽ trở nên vĩnh viễn. Môi trường vật chất tuy thế phải được hiểu trong nghĩa rộng nhất có thể hình dung, nó bao gồm, không chỉ những vật chất xung quanh đứa trẻ mà còn cả mọi thứ diễn ra trong môi trường của nó, mọi thứ có thể cảm nhận bằng các giác quan có thể tác động từ không gian vật lý bao quanh lên những năng lực bên trong của đứa trẻ. Ở đây là bao gồm mọi hành vi đạo đức hay phi đạo đức, mọi hành vi khôn ngoan hay ngu xuẩn mà đứa trẻ nhìn thấy. Không phải những rao giảng đạo đức hay khuyên răn thận trọng sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ theo nghĩa này vì những điều bạn dạy như vậy chưa gây được ấn tượng lên trẻ. Đúng hơn chính là những gì người lớn làm trước mặt đứa trẻ, nói cách khác con người của các bạn thế nào mới là quan trọng, nếu bạn thánh thiện, giàu lòng nhân ái, tình yêu thương, trí hiểu biết điều đó sẽ hiện ra, trong những cử chỉ của bạn, nếu bạn xấu tính điều đó sẽ hiện ra trong những cử chỉ của bạn. Tóm lại, mọi thứ chính bản thân các bạn làm sẽ được đứa trẻ “thừa kế”. Sự phát triển bên trong tâm hồn, cơ thể, sức khỏe của trẻ nhỏ trong cả cuộc đời về sau phụ thuộc vào cách các bạn hành xử trước mặt chúng. Điều đó có nghĩa rằng người có ảnh hưởng nhất trong cuộc đời con những năm đầu đời và mãi về sau không ai khác chính là bạn, những người làm bố mẹ.

Bản thân có những hành động mẫu mực không cần dạy trẻ cũng làm theo và ngược lại. Hãy là hình mẫu lý tưởng về chân thiện mỹ cho con noi theo.

Không phải ai cũng yêu hay ghét con

Bill Cosby [Diễn viên hài kịch lừng danh của Mỹ và cũng là tác giả, nhà xuất bản truyền hình, nhạc sĩ, nhà giáo dục và là nhà hoạt động xã hội] đã cho hậu thế một lời khuyên như sau: “Tôi không biết chìa khóa đến thành công là gì, nhưng chìa khóa của thất bại là việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người”. Vì theo quy luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu dù bạn là ai, có nổi tiếng hay tài năng, thông minh hay lương thiện đến cỡ nào, cũng sẽ có rất rất nhiều người “tự nhiên” không thích bạn, họ có thể kể ra trăm ngàn lý do để ghét bạn và ngược lại. Cố gắng lấy lòng tất cả thiên hạ không hiểu quy luật vận hành trong vũ trụ, làm phân tán và hao tổn năng lượng, làm bạn sống không thực với chính mình, không trọn vẹn trong từng phút giây, điều này sẽ khiến bạn sớm kiệt sức và chắc chắn sẽ không có kết quả tốt. Từ đó nảy sinh ra một vấn đề quan trọng bạn cần giúp con tường minh, khi trẻ lên độ chín đến mười tuổi lúc ý thức về hình ảnh cá nhân đang ngày một hiện hữu rõ nét và cũng là giai đoạn sắp bắt đầu bùng nổ cảm xúc của trẻ. Một trong những hiểu biết quan trọng cần trò chuyện để giúp trẻ thấu hiểu đó chính là: “Không phải tất cả mọi người đều ghét bỏ hay yêu mến con”.

Có thể dẫn dắt bằng câu chuyện sau đây để phân tích bài học này cho trẻ hiểu một lần, ông Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo ông ấy nhiều quá, nên ra đón đường chửi. Nhưng Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi.

Thấy ông ấy thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn lại hỏi:

Ông có điếc không? Ta không điếc - Ông không điếc sao không nghe tôi chửi? Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai? Quà ấy về tôi chứ ai. Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

Ông Phật hiền lành, nhân hậu, từ bi, một lòng thiết tha giúp đời cứu độ ban vui, không nghĩ đến dù chỉ một chút xíu lợi ích, quyền lợi cho bản thân vậy mà cũng có lắm kẻ ganh ghét, đố kị, nói xấu, hãm hại. Hay như Chúa Giê-su hiện thân của tình yêu thương, người mà trong từng suy nghĩ, lời nói, hành động thậm chí trong hơi thở, nhịp đập của con tim đều xuất phát từ tình yêu thương chan hòa ban rải đồng đều khắp nơi nơi. Dành cả cuộc đời để đi cứu khổ dân chúng, mang ánh sáng đi khắp bốn phương trời, vậy mà cũng có biết bao nhiêu kẻ ghét bỏ, còn bị đồng hương của mình căm giận và hành hung, thậm chí bị cả người Do Thái ném đá ngài. Thì người bình thường như chúng ta đây lại càng không thể tránh khỏi những chuyện thị phi như vậy được. Cho nên vấn đề nằm ở cách tiếp nhận và phản ứng. Cần kể cho con nghe những câu chuyện tương tự, phân tích và cùng con trao đổi, cách tiếp nhận và ứng biến với những tình huống trên như thế nào thì ổn thỏa. Bài học cho con: “Dù con có tốt, có tử tế thế nào đi nữa, trong cuộc đời này, con cũng sẽ gặp không ít người ghét bỏ con, không ưa con, hiểu lầm, mắng chửi, nói xấu con dù con chẳng làm gì họ cả điều đó là hoàn toàn tự nhiên. Nên con không cần phải buồn, đừng phân tâm, cũng đừng tự trách mình, chấp vào những lời nói đó mà tự làm tổn thương bản thân mình, chỉ cần con kiên trì làm những điều đúng đắn, làm một người lương thiện, chính trực, đừng bao giờ để ngoại cảnh tác động làm thay đổi bản chất tốt đẹp của con là được, bởi vì con hãy nhớ rằng: “Không ai hiểu ý nghĩa việc con đang làm hơn chính con và cũng không ai hiểu con là người như thế nào hơn chính con”. Như Phật, Chúa Giê-su vậy là một tấm gương sáng cho chúng ta học hỏi, khi bị người khác ghét bỏ, công kích, vẫn không mảy may bận tâm, giải thích, phân bua mà vẫn sống an nhiên, thảnh thơi, kiên trì, bền chí, thực hiện lý tưởng tốt đẹp của mình”. Làm được như vậy sẽ hình thành nên được quan điểm, lập trường riêng cho các em, trẻ sẽ có nền tảng tâm lý vững mạnh làm hành trang bước vào đời, biết nhìn nhận và khẳng định bản thân đúng cách, biết cách xây dựng các mối quan hệ trong cuộc sống.

Dạy con cách tự bảo vệ ra khỏi những ảnh hưởng tiêu cực

Người ta thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” câu này đúng nhưng nói không đúng cũng đúng. Một đứa trẻ đã hình thành thế giới quan rõ ràng, bản chất tốt, thánh thiện thì dẫu có “gần mực đi nữa, vẫn không trở nên đen”. Bởi vì khi tiếp xúc, gần gũi với những cái xấu, cái không tốt chúng biết cách phân biệt và đối chiếu những yếu tố bên ngoài với những giá trị đã được xây dựng, hình thành từ bên trong chúng có khả năng phân biệt và chọn lựa giá trị tương xứng với bản thân. Nên ông bà ta cũng có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, tương phản với câu nói trên nhưng không hề đối lập, thậm chí nhờ có “bùn nhơ” mà từ trong đó lại mọc lên loài hoa sen tuyệt đẹp. Bùn nhơ tượng trưng cho môi trường không tốt, cũng như các tệ nạn trong xã hội là một phần của cuộc sống, trẻ em ngày nay lớn lên trong giai đoạn như vậy. “Hoa sen mọc lên từ bùn” cũng như mục đích của giáo dục là để nở hoa sen, giúp con người từ trong “bùn nhơ, tăm tối” lộ ra được những phẩm chất tuyệt vời nhất trong một con người, chứ không phải là tách đứa trẻ hoàn toàn ra khỏi “bùn nhơ, tăm tối”, hoa sen không mọc trên thảo nguyên, mà nó nở hoa trên bùn. Muốn làm được như vậy sau việc xây dựng một thế giới quan lành mạnh, hướng thượng, giúp trẻ có những hành vi và thói quen tốt, thì trong lúc trẻ còn ở “trong vòng tay bạn”, hãy tạo ra môi trường để trẻ có thể tiếp cận và đối mặt với “bùn nhơ, tăm tối”, cùng với sự hỗ trợ của bạn. Như vậy trẻ sẽ hình thành được bản lĩnh, có khả năng đối mặt với môi trường không thuận lợi, có thể vươn ra ánh sáng từ trong bóng tối, cách thực hiện như sau.

Nhiều người hay chê bai, chọc ghẹo, chỉ trích, người khác và họ cũng làm tương tự như thế với trẻ em đã vô tình hay cố ý tạo nên một loại ám thị tiêu cực, làm trẻ em mất đi sự tự tin, giảm đi khả năng thể hiện bản thân, suy nghĩ tiêu cực. Do đó, thay vì cách ly trẻ hoàn toàn với môi trường này, bạn cần xây dựng cho trẻ khả năng miễn nhiễm trước những tác động xấu đó bằng cách như khi con bạn có khả năng múa hát, kể chuyện, thể hiện bản lĩnh của mình trước đám đông và trẻ đã khá tự tin vào bản thân, vì hay được bạn khen ngợi, động viên tích cực, thì giờ đây hãy làm ngược lại, bạn sẽ đóng vai một “người xấu” xem trẻ biểu diễn. Lúc này người xấu sẽ trêu đùa, chọc gẹo, chê bai, công kích trẻ, nói ra những lời ám thị tiêu cực, cố ý làm cho bé cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, lung lay cảm xúc. Nhưng đứa trẻ vẫn giữ được bình tĩnh, làm như vậy một vài lần trẻ sẽ không còn bị dao động trước ngoại cảnh nữa, luôn có niềm tin ở chính mình.

Tôi thường dẫn trẻ đi tắm mưa, tắm sông và trong tiềm thức các em đã khắc ghi rằng đó là những trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng thường có rất nhiều người xung quanh, người lớn tuổi, người già lại nói rằng tắm sông, tắm mưa bị ngứa bị dị ứng, bị đau. Những lần như vậy, tiềm thức hoạt động rất hiệu quả, đó là cơ hội ám thị tích cực lên các em tôi nói: “Các em thấy lời ông bà kia lúc nãy nói có đúng không?”. Các em trả lời: “Không có bị ngứa cũng không bị đau, mà lại còn rất vui”. Lúc này tôi mới giải thích: “Đúng vậy, không sao cả. Các em nhớ rằng lời người lớn, thầy cô, một nhà lãnh đạo, nhà khoa học hay một lãnh tụ tôn giáo nói đều có thể không chính xác, chỉ nghe người khác nói mà tin tưởng là mê tín, nhưng không tin là dại khờ. Cách tốt nhất là khi nghe một điều gì đó nên chấp nhận nó, rồi bản thân tự tìm cách trải nghiệm, quan sát để từ đó xem nó có đúng với bản thân mình hay không, chứ không dễ dàng chấp nhận một điều gì chưa được bản thân chứng thực”. Đó là cách tôi đã nuôi dưỡng óc phán đoán vững vàng khi đối mặt với quyền uy.

Ở Việt Nam nếu như thành tích học tập không tốt, thì thường bị nhận xét tiêu cực, bị phủ nhận giá trị của bản thân, điều đó gần như không thể tránh khỏi, nên nhiều người lo ngại khi cho con mình học tập trong môi trường như thế. Vì vậy tôi đã xây dựng năng lực chủ động phòng vệ cho nhiều em trước những kiểu ám thị tiêu cực đó như sau: Cô cháu gái tôi “học rất chậm tiến” như các lời kể của thầy cô trên trường, tin vào điều đó mẹ bé cũng thường hay phàn nàn về thành tích học tập và sự chậm chạp của em. Nhưng nhìn theo một góc độ khác bé tuy chậm nhưng lại rất kiên trì, rất giỏi thiết kế và may mặc. Vậy là tôi thường khẳng định giá trị của bé: “Con không phải không giỏi, nhưng cái giỏi của con phát triển ở một cách khác, mà trên trường thầy cô con chưa nhận biết được, điều đó không có nghĩa rằng con không có năng lực. Bằng chứng là con rất thích thiết kế, may mặc chỉ bằng vài thao tác đơn giản, từ những tấm vải vụn con có thể thiết kế một bộ đồ rất đẹp, con rất kiên trì trong công việc của mình”. Như thế bé sẽ có niềm tin vào bản thân, không bị ám thị tiêu cực tác động, có khả năng tự phát triển những năng lực của mình.

Xem thêm: Làm Cách Nào Để Lại 1 Tia Thần Thức, Để Lại 1 Tia

Mỗi một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong cuộc đời, đều là một cá thể độc lập, tự do chịu sự tác động từ một số yếu tố bên ngoài như gia đình, nhà trường, xã hội. Khi các em còn nhỏ, việc dạy dỗ cho các em hết sức quan trọng vì lúc này thế giới quan trong trẻ còn chưa được hình thành rõ ràng dễ tác động và thay đổi bởi ngoại cảnh. Việc dạy dỗ có chủ đích và tác động như thế nào đến các em sẽ góp phần hình thành thế giới quan cho trẻ nền tảng nhân cách và một số kỹ năng thiết yếu cho trẻ sau này. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính tương đối và bất toàn, nó thể hiện qua việc không phải mọi đứa trẻ đều lớn lên theo hình mẫu, khuôn khổ của người giáo dục uốn nắn. Đây là một sự thật hiển nhiên, vì con người sinh ra không phải ai cũng như ai, trước khi sinh ra ít nhiều thế giới quan của trẻ cũng đã ẩn tàng bị chi phối bên trong bởi các yếu tố di truyền qua không biết bao nhiêu thế hệ, chờ lúc thích hợp có thể phát triển bất cứ lúc nào. Cho nên những điều tác động của ta chỉ mang tính tương đối, cái quan trọng là chủ thể nhận thức ra sao với những điều được truyền dạy. Chẳng hạn cùng một câu nói tiêu cực, nhưng đối với đứa trẻ này có thể là một sự ức chế, buồn bã và tuyệt vọng nhưng đối với đứa trẻ kia nó có khả năng chuyển đổi để biến thành động lực cố gắng hoàn thiện bản thân hơn. Việc của bạn là xây dựng một môi trường xứng đáng nhất cho trẻ học hỏi, để có thể tự chủ tiến về phía trước, còn kết quả là việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, hãy biết chấp nhận nó như một thực tại cuộc sống.

-------------

Video liên quan

Chủ Đề