Mỗi chất có tính chất như thế nào

Trong vật lý và hóa học, tính chất là các đặc tính, đặc điểm riêng của chất, chúng không trùng hoàn toàn với các chất khác và dựa vào đấy có thể so sánh và phân biệt chúng với nhau.

Tính chất vật lý

  • Trạng thái vật chất
  • Màu sắc
  • Điểm sôi
  • Điểm nóng chảy
  • Nhiệt bay hơi
  • Nhiệt nóng chảy
  • Độ cứng
  • Độ tan
  • Độ nhớt
  • Độ dẫn điện
  • Độ dẫn nhiệt
  • Khối lượng riêng
  • Nhiệt dung riêng
  • Từ tính

Tính chất hóa học

  • Độ âm điện
  • Tính phản ứng
  • Năng lượng ion hóa
  • Khả năng oxy hóa
  • Khả năng chuyển thể

Tính chất sinh lý học

  • Mùi
  • Vị
  • Độc tố

Tham khảo

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tính_chất_(của_chất)&oldid=68696893”

08:28:2704/07/2021

Trong bài này chúng ta sẽ làm quen với chất, hiểu về chất có ở đâu và chất có những tính chất gì? hỗn hợp là gì? chất tinh khiết là gì? cách tách chất ra khỏi hỗn hợp?

• Bài tập về chất, phân biệt chất và vật thể, cách tách chất ra khỏi hỗn hợp

I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

- Vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá,... ; các vật thể tự nhiên này có các chất khác nhau.

* Ví dụ: Khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,... ; trong thân cây mía gồm các chất như đường saccarozo, nước, xenlulozo,... ; trong nước biển có chất muối ăn natri clorua,...; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.

- Vật thể nhân tạo như nhà ở, đồ dùng, quần áo, sách vở, phương tiện vận chuyển (ô tô, xe máy, máy bay, tàu thủy,...), công cụ sản xuất,... được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp một số chất.

* Ví dụ: Nhôm, chất dẻo, thủy tinh,... là chất; gỗ gồm thành phần chính là xenlulozơ; thép gồm có sắt và một số chất khác,...

2. Chất có ở đâu?

Như vậy chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất:

- Chất có trong tự nhiên như: đường, xenlulozo,...

- Chất do con người điều chế được như: chất dẻo, cao su,...

II. Tính chất của chất

1. Mỗi chất có tính chất nhất định

+ Mỗi chất có tính chất vật lý và tính chất hóa học khác nhau:

- Tính chất vật lí của chất là: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,... các tính chất hóa học của chất là: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ: khả năng phân hủy, tính cháy,...

+ Các cách nhận biết tính chất của chất:

 - Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài

 - Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,...

 - Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,...

2. Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

- Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác

- Biết cách sử dụng chất

- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

III. Chất tinh khiết

+ Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, ví dụ: nước biển, nước muối, nước khoáng, nước sông, nước suối, nước ao, hồ, giếng,...

+ Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác, ví dụ như nước cất

+ Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

Trên đây là nội dung lý thuyết hóa 8 bài 2: Chất qua nội dung bài này các em có thể giải đáp được các thắc mắc về chất như: Chất là gì? chất có từ đâu và tính chất của chất. Các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

1- Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.

2- Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Nước cất là chất tinh khiết.

3- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.

  • Cân bằng phương trình hóa học, nếu ổn chỉ mình phương pháp làm với='((

    1) FexOy + O2 -> Fe2O3

    2) Al(NO3)3 -> Al2O3 + NO2 + O2

    29/09/2022 |   0 Trả lời

  • a. Dựa vào tính chất của vàng, hãy giải thích vì sao người ta thường dùng vàng làm đồ trang sức?

    b. Hỗn hợp gồm bột sắt và bột nhôm. Trình bày cụ thể cách tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp trên. Giải thích tại sao làm như vậy?

    c. Hợp chất X có phân tử gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử của nguyên tố A. Phân tử hợp chất X nặng hơn phân tử hidro 17 lần. Xác định tên và KHHH của nguyên tố A.

    13/10/2022 |   0 Trả lời

  • Giúp iem với ạ.

    a) Tính hóa trị của X và Y trong CTHH : H2X, YH3

    b) Lập CTHH của X và Y

    c) Xác định tên và KHHH của X và Y

    17/10/2022 |   1 Trả lời

  • giúp t đi mn ơi

    Câu 1: Một hợp chất có phân tử khối là 40Đvc, được tạo bởi nguyên tố A hoá trị 2 và O . Hãy cho biết A là nguyên tố nào ? cho biết nguyên tử khối Ca=40,  Mg=24,  S=32.

    Câu 2: Biết Rằng 1 đvc = 0,16605.10 mũ âm 23  gam. Nguyên tử X nặng 5,3136.10 mũ âm 23 gam . Tính nguyên tử khối của X , cho biết tên nguyên tố , kí hiệu hoá học của X.

    26/10/2022 |   0 Trả lời

  • Ý nghĩa của công thức hóa học H2O

    27/10/2022 |   2 Trả lời

  • Hộ mik với,plz

    Xác định cách viết nguyên tử của 1 nguyên tố

    28/10/2022 |   1 Trả lời

  • Bài tập hóa giúp với-)

    Một hợp chất A được tạo bởi 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử MgO là 4 lần. Tìm công thức hóa học của hợp chất A

    31/10/2022 |   1 Trả lời

  • Bảng tường trình hóa 8 bài thực hành 3 

    help me bro

    09/11/2022 |   0 Trả lời

  • trong các chất sau đây chất nào là đơn chất 

    A khí cacbonic do 2 nguyên tố tạo nên là C, O

    B Than chì do nguyên tố  C  tạo nên

    C Axit clohidric do 2 nguyên tố cấu tạo nên là H, C1

    D Nước do 2 nguyên tố cấu tạo nên H, O

    13/11/2022 |   0 Trả lời

  • Xác định CTHH và tính phân tử khối của hợp chất muối sunfat của sắt có CTHH dạng Fex(SO4)y, trong đó Fe (III), (SO4) (II)

    14/11/2022 |   0 Trả lời

  • Tính số hạt (theo nguyên tử hoặc phân tử) có trong 0,4 mol Fe

    15/11/2022 |   1 Trả lời

  • Làm thế nào để đổi oxit với bazơ tương ứng?

    giúp mình với ạ , mình đang cần gấp 

    Mỗi chất có tính chất như thế nào

    17/11/2022 |   0 Trả lời