Quyb trình cơ chế xử lý tai nạn lao động

Đối với các vụ tai nạn lao động khi điều tra lại có thể được hỗ trợ chi phí quy định tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP. Dưới đây là trình tự hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo quy định mới nhất.

Điều kiện hỗ trợ

Điều kiện chi hỗ trợ chi phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

– Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tổ chức Điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp Điều tra lại không thuộc các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước.

Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định mới nhất


Nội dung chi và mức hỗ trợ

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí chi cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động về công tác phí, thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định theo quy định hiện hành.

Xem thêm: Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc

Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang tham gia làm việc


Trình tự, thủ tục giải quyết

Quá trình xem xét giải quyết hỗ trợ kinh phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 37/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Bước 1: Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động

Căn cứ vào đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động.

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn Điều tra có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí cn hỗ trợ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để tạm ứng tối đa 80% kinh phí Điều tra.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ quyết toán

Sau khi tiến hành điều tra lại, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Quyết định thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động;

– Biên bản Điều tra lại các vụ tai nạn lao động;

– Bản sao có chứng thực chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho việc Điều tra theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ sau khi chuẩn bị được nộp về cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Tổ chức chi trả

Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán chi phí hỗ trợ Điều tra lại các vụ tai nạn lao động trong thi hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: Chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã chuyển việc khác

Chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trình tự hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo quy định mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

03/08/2020 10:00

Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao độnglà quy định không hề mới, nhưng vẫn gây không ít sự bối rối cho chủ doanh nghiệp lẫn người lao động mỗi khi có sự cố xảy ra. Đó là vì những thay đổi liên tục về chính sách và quy định pháp luật trong thời gian gần đây. Trong phạm vi bài viết sau, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho Quý khách hàng thông tin đáng chú ý.

Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí điều trị cho người bị tai nạn lao động

>>Xem thêm: Quy trình xử lý tai nạn lao động cho doanh nghiệp

Mục Lục

  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động
  • Điều kiện hưởng và cách tính bảo hiểm tai nạn
    • Điều kiện
      • Hưởng bảo hiểm tai nạn
      • Hưởng trợ cấp
    • Cách tính
      • Hưởng bảo hiểm tai nạn
      • Hưởng trợ cấp
  • Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
    • Hồ sơ
    • Thủ tục

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 (Luật ATVSLĐ 2015), chủ sử dụng lao động có trách nhiệm:

  1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động (TNLĐ) và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị tai nạn lao động;
  2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:
  3. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
  4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% theo khoản 2 Điều này.
  5. Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
  6. Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
  7. Bồi thường cho NLĐ bị tai nạn mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra (chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau)

Điều kiện hưởng và cách tính bảo hiểm tai nạn

Điều kiện

Hưởng bảo hiểm tai nạn

Căn cứ theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  • Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Hưởng trợ cấp

Người lao động được hưởng bồi thường tai nạn lao động hoặc trợ cấp

Các trường hợp sau được hưởng trợ cấp (theo khoản 5 Điều 38, khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015), bao gồm:

  • Tai nạn do lỗi của chính NLĐ gây ra;
  • Tai nạn do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây tai nạn.

Các trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động (Điều 40 Luật này):

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Cách tính

Căn cứ Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH

Hưởng bảo hiểm tai nạn

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 3 được tính như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
  • Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Hưởng trợ cấp

Trường hợp hưởng trợ cấp thì tính như sau:

  • Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng (khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động)
  • Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;
  • Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:

Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

Hồ sơ

Mẫu Quyết định bồi thường, trợ cấp cho tai nạn lao động

Căn cứ theo Điều 57 Luật ATVSLĐ, người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị đối với trường hợp nội trú;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng y khoa;
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (theo mẫu) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn quan tâm: Tải mẫu đơn đề nghị giám định thương tật

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ tai nạn lao động theo Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTXH, bao gồm:

  • Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
  • Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động.
  • Các giấy tờ khác theo quy định tại Điều này.

Thủ tục

Thủ tục giải quyết được hướng dẫn tại Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

  • Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục hưởng trợ cấp (Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động):

  • Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định sức khỏe chưa phục hồi, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.
  • Trong vòng 10 ngày, kể từ khi nhận danh sách, cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động.
  • Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến, người sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số quy định hiện hành về thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động và trách nhiệm của các bên liên quan. Nếu Quý khách có khó khăn trong quá trình giải quyết hồ sơ liên quan đến lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời.

Thạc sĩ Luật sư Võ Mộng Thu - Thạc sĩ Luật sư 10 năm kinh nghiệm tố tụng, tranh chấp lao động, doanh nghiệp. Là LS thường trực Công ty Luật Long Phan PMT.