Bác sĩ phục hồi chức năng là gì

Một thời người ta xem mục tiêu điều trị số 1 là chữa lành, cứu sống bệnh nhân. Nhưng sau đó các bác sĩ nhận ra họ ký giấytrả về nhiều người khỏi bệnh [đặc biệt các bệnh về vận động, thần kinh, chấn thương, …] nhưng mất khả năng vận động, sinh hoạt, tạo gành nặng cho gia đình, xã hội. Như vậy việc chứu chữa xem như chưa hoàn tất sứ mệnh. Ngành Phục hồi chức năng [PHCN] ra đời, thực hiện chức trách cuối – trả lại sự ành lặn thật sự cho người bệnh.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG  = VẬT LÝ TRỊ LIỆU [*]

Nói đến PHCN, ta thường nghe song hành cụm từ vật lý trị liệu [VLTL]; nhiều người đánh đồng PHCN và VLTL. Để “dễ hiểu”, nhiều bác sĩ dặn bệnh nhân về tập VLTL thay vì phục hồi chức năng, bởi VLTL có vị trí quan trọng trong PHCN. Như cái tên, để giúp người bệnh lấy lại chức năng, VLTL sử dụng các tác nhân vật lý [nhiệt, nước, điện, sóng siêu âm, laser, …], dụng cụ, tập luyện. Các loại bệnh tật phải nhờ đến VLTL nhưsau chấn thương [so não, gãy xương đùi, gãy cổ tay, …], sau tai bến mạch máu não, Parkinson, thoái hóa cột sống, thần kinh tọao, bệnh cơ, xơ cứng, …], di chứng sau phẫu thuật, dị tật bẩm sinh, tự kỷ, …

Vậy vai trò  của vị bác sĩ thứ là gì ? Lấy ví dụ của một  người

bệnh – chấn thương cột sống. Ra khỏi phòng mổ, cột sống xem như “qua cơn nguy kịch”, việc còn lại là đưa nó trở lại bình thường với chức năng “chống đỡ”, xoay trở cơ thể. Người bệnh sẽ cần đến sự giúp đỡ để có thể trở lại với cuộc sống thường ngày [ngồi dậy, đi lại, thể thao, công tác…].Để làm được điều này, VLTL đã phải sử dụng hầu hết các “nguồn lực” như quang trị liệu, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu, siêu âm trị liệu, cơ động trị liệu, …, để các đốt sống, đĩa đệm , dây chằng hoạt động trở lại cùng với sự hỗ trợ của hệ tuần hòan, thần kinh…

ĐIỀU TRỊ & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG[**]

Vật lý trị liệu, tuy giữ vị trí rất hữu ích sau cuộc điều trị một chấn thương hoặc cơn tai biến, được các bác sĩ đề nghị thực hiện sau khi xuất viện; nhưng với người bệnh, nhận thức về sự cần thiết của VLTL  có thể không  giống nhau. Những bệnh nhân với nhận thức VLTL là bước nối dài từ  giừng bệnh này [điều trị] sang một giường bệnh khàc [PHCN], đã tích cực hợp tác “bác sĩ thứ ba” để nhanh chóng dược phục hồi sức khỏe. Ngược lại, cũng có không ít người bệnh, vì lý do này, khác  hoặc do tâm lý ngán ngại việc lui tới bệnh viện nhiều lần, đã xem nhẹ phần đề nghị về VLTL ghi trong đơn thuốc khi xuất viện, dẫn đến hậu quả là các cơ quan có chức năng vận động bị tổn thương sau

quá trình điều trị đã khộng được kịp thời “đánh thức” gây nên tình trạng cứng khớp, teo cơ, liệt thần kinh… khiến cho khả năng hồi phục sau đó hết sức khó khăn thậm chỉ không đạt kết quả theo mong muốn của mọi người.

Trong thức tế, sau quá trình từ điều trị  đến VLTL – PHCN, là một thời gian dài đòi hỏi ở người bệnh sự kiên trì cùng với sự tuân thủ nghiệm ngặt các quy trình vận động theo sự chăm sóc và hỗ trợ của các kỹ thuật viên. Vì vậy, đối với các vị  “bác sĩ  thứ ba” này, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng giữ vị trị quan trọng tương đương  một bác sĩ điều trị. Bởi nếu đội ngũ kỹ thuật viên VLTL – PHCN không qua đào tạo bài bản từ trường lớp thì nguy cơ “yếu thành …liệt” gây ra cho bệnh nhân là không thể trành khỏi. Và cũng bởi tình chất của công việc thsẩm lặng, vừa khó khăn, phức tạp, vừa đòi hỏi cao về khả năng chuyên môn, lòng kiên nhẫn, sửc khỏe để có thể hoàn thành chừc trách trả lại sự lành lặn thật dự cho người bệnh, nên ngành PHCN thường không mầy hầp dẫn sinh viên khi đến với ngành y.

Tuy nhiên, khi nhận thức đúng đắn và nhìn thấy được lợi ích lớn lao của VLTL – PHCN qua sự kêt hợp mang lại hiệu quả cao  cho công tác điều trị, chằc chắn VLTL – PHCN sẽ giữ một vị trí quan trong không kém phần quan trọng bên cạnh hai “đồng nghiệp” phòng và chữa bệnh trong sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân./.

                                                                                                                                      Bs Đỗ Minh Tuấn

[Minh Tâm , theoTuổi trẻ cuối tuần số 44-2017]

Người cao tuổi, dù có tình trạng suy giảm nhận thức, vẫn có thể hưởng lợi từ việc phục hồi chức năng. Tuổi tác không phải là lý do để trì hoãn hoặc từ chối việc phục hồi chức năng. Tuy nhiên, người cao tuổi có thể hồi phục chậm hơn bởi sự suy giảm khả năng thích nghi khi môi trường thay đổi, do

Nên có các chương trình phục hồi chức năng thiết kế riêng cho người cao tuổi bởi vì người cao tuổi thường có các mục tiêu điều trị khác nhau, ít đòi hỏi phục hồi chức năng chuyên sâu, đồng thời họ cần nhiều loại hình chăm sóc hơn những bệnh nhân trẻ tuổi. Trong các chương trình phục hồi chức năng theo lứa tuổi, những bệnh nhân cao tuổi thường ít khi so sánh tiến trình của mình hơn so với những bệnh nhân trẻ tuổi, và do đó ít khi nản lòng hơn. Nhờ đó, các yếu tố xã hội nghề nghiệp trong công tác chăm sóc sau khi ra viện có thể được triển khai dễ dàng hơn. Một số chương trình được thiết kế cho các tình huống lâm sàng cụ thể [như phục hồi chức năng sau phẫu thuật vỡ xương chậu]; những bệnh nhân có tình trạng tương tự có thể cùng hướng tới mục tiêu chung bằng cách khuyến khích lẫn nhau và tăng cường tập luyện phục hồi chức năng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng được quy định tại Mục 55 Phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể:

I. NHIỆM VỤ:

1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế: chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật và quy chế sử dụng thuốc.

2. Đối với những người bệnh mới vào hoặc từ khoa khác chuyển đến phải khám ngay, cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Trong 24 giờ phải hoàn thành bệnh án, các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh cấp cứu phải được làm bệnh án ban đầu ngay sau khi vào viện.

3. Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đầy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.

4. Hàng ngày buổi sáng phải khám từng người bệnh cho y lệnh về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống. Buổi chiều đi thăm lại người bệnh một lần nữa và cho y lệnh bổ sung khi cần thiết. Đối với người bệnh nặng phải được theo dõi sát, xử lý kịp thời khi có diễn biến bất thường.

5. Thực hiện chế độ hội chẩn theo đúng quy định đối với những trường hợp sau:

a. Người bệnh nặng, nguy kịch.

b. Người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh thuyên chuyển chậm hoặc không có kết quả.

6. Thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật do trưởng khoa phân công. Trước khi thực hiện phải thăm khám lại, ra y lệnh chuẩn bị chu đáo để đảm bảo điều kiện an toàn nhất cho người bệnh.

7. Hàng ngày phải kiểm tra.

a. Các chỉ định về thuốc, chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của người bệnh.

b. Các chỉ định không còn phù hợp với tình trạng bệnh phải được đình chỉ ngay.

c. Kiểm tra vệ sinh cá nhân người bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

8. Hàng ngày cuối giờ làm việc phải ghi vào sổ bàn giao cho bác sĩ thường trực những người bệnh nặng, những yêu cầu theo dõi và những y lệnh còn lại trong ngày của từng người bệnh.

9. Tham gia thường trực theo lịch phân công của trưởng khoa.

10. Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của giám đốc và trưởng khoa.

11. Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu. Tổng kết bệnh án cho người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện theo quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện.

12. Hướng dẫn học viên thực tập theo sự phân công của trưởng khoa.

13. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tham dự hội nghị khoa học theo sự phân công của trưởng khoa và giám đốc bệnh viện.

14. Thường xuyên động viên người bệnh tin tưởng, an tâm điều trị, bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức.

15. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

16. Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về các công việc được phân công.

17. Tiếp đón người bệnh đến khám theo đúng quy chế công tác khoa khám bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và phục hồi chức năng thích hợp.

18. Thực hiện các kỹ thuật về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện, hướng dẫn kỹ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kỹ thuật phục hồi và sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu.

19. Tham gia công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

II. QUYỀN HẠN:

1. Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc, ra y lệnh điều trị, chăm sóc người bệnh theo quy chế bệnh viện.

2. Ký đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc.

3. Chỉ định và hướng dẫn các phương pháp điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.

Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề