Cái bẹ mông là gì

Đối với đồng bào ở Tây Bắc, đặc biệt là bà con dân tộc Mông thì rau cải mèo vốn chẳng hề xa lạ, bởi từ bao đời nay, giống rau cải này đã trở thành một thực phẩm thiết yếu và làm nguyên liệu cho vô vàn món ăn hàng ngày. Cùng tìm hiểu thêm về loại rau xanh đã làm nên “thương hiệu” của vùng đất này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cải mèo là cải gì?

Cải mèo thuộc họ Cải, là giống rau cải truyền thống của người Mông, xuất hiện phổ biến ở Mộc Châu hay Sapa. Cải mèo giòn ngọt, hơi đắng nhẹ [khá giống với cải bẹ xanh], phần thân dài khoảng 15 – 20cm, phần lá nhăn, màu xanh sẫm không quá dày và viền xung quanh lá thường xoăn lại, có dạng sóng.

Rau cải mèo là giống rau cải truyền thống của đồng bào dân tộc Mông [Nguồn: Internet]

Rau cải mèo không kén đất trống, lại có thể sinh trưởng tốt trong cả điều kiện khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, bà con có thể gieo hạt dọc theo lối ruộng bậc thang hoặc thậm chí cây còn mọc xanh mơn mởn ở hốc đá, sườn núi mà không đòi hỏi chăm bón nhiều. Chính vì lý do đó, từ lâu cải mèo luôn được xem như thức quà quý của thiên nhiên và du khách ghé thăm đều muốn tìm mua thưởng thức.

2. Tác dụng của rau cải mèo với sức khỏe

Vốn có sức sống mãnh liệt dù không được bón thúc nhiều nên có thể nói các chất dinh dưỡng mà rau cải mèo mang lại đều là “tinh hoa” mà trời đất ban tặng. Bởi vậy, bổ sung cải mèo vào thực đơn vừa giúp đổi mới hương vị, vừa hỗ trợ cải thiện sức khỏe nhờ những công dụng tuyệt vời sau:

2.1 Làm mát cơ thể

Rau cải mèo được xếp vào nhóm thực phẩm có tính hàn mát, vị đắng nhẹ và ngọt hậu, rất thích hợp với người có thể trạng nhiệt, thường xuyên bị nóng trong người hay bốc hỏa. Lúc này tăng cường ăn thêm các món ăn từ cải mèo sẽ giúp bạn làm mát cơ thể, thanh nhiệt và giải trừ độc tố hiệu quả.

2.2 Kích thích tiêu hóa

Cũng như các giống rau xanh khác, rau cải mèo cung cấp lượng chất xơ vô cùng dồi dào, rất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo đó, dưỡng chất này khi vào đường ruột có khả năng giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất, đồng thời giúp tạo khối phân và kích thích trực tràng hoạt động, hạn chế chứng táo bón.

Xem thêm: 12 loại thực phẩm bạn nên ăn nếu muốn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

2.3 Phòng chống ung thư

Một số nghiên cứu nhận thấy rằng chất đắng glucosinolate được tìm thấy trong rau cải mèo có đặc tính hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh. Vì vậy, ăn rau cải mèo tuy hơi đắng, nhặng nhặng nhưng là cách giúp bạn chủ động ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ tế bào không bị gốc tự do tấn công và phòng chống tối đa các bệnh ung thư nguy hiểm.

Rau cải mèo có chất đắng glucosinolate hỗ trợ phòng chống ung thư hiệu quả [Nguồn: Internet]

2.4 Tác dụng của rau cải mèo hỗ trợ giải rượu

Không chỉ đơn thuần là một nguyên liệu ẩm thực, tác dụng của rau cải mèo còn làm dược liệu cho các bài thuốc giải rượu, bia hữu hiệu. Nước rau cải mèo thơm mát, có chút đắng song lại giúp phục hồi sức khỏe, giảm cảm giác buồn nôn và uể oải sau khi uống “quá chén”.

Xem thêm: ‘Bỏ túi’ 12 bí kíp giải rượu bia này đảm bảo bạn không còn say xỉn triền miên nữa

2.5 Bảo vệ tim mạch

Bên cạnh nhiệm vụ “trợ giúp” hoạt động tiêu hóa, lượng chất xơ từ rau cải mèo khi vào cơ thể cũng kết dính với các cholesterol xấu, trực tiếp đào thải chúng ra bên ngoài thông qua đường ruột. Từ đây góp phần không nhỏ giảm thiểu tỉ lệ tắc nghẽn thành mạch, đảm bảo dòng tuần hoàn máu tới tim thông suốt và bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.  

Đối với người bệnh tiểu đường, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích nên tham khảo bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau cải bẹ xanh. Lượng chất này sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa đường glucose vào máu, duy trì đường huyết ổn định và không biến động đột ngột.

Xem thêm: Gợi ý về chế độ ăn và thực đơn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

2.7 Ngăn ngừa viêm đường tiết niệu

Nhờ có đặc tính hàn mát, rau cải mèo cũng được đánh giá là thực phẩm tốt cho hệ tiết niệu, tác động tích cực tới hoạt động bài tiết nước tiểu, khắc phục tình trạng bí tiểu hay tiểu rắt. Chưa hết, glucosinolate từ cải mèo sẽ đảm nhiệm vai trò “tiêu diệt” các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu [nhất là ở nữ giới], ngăn ngừa nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại.

2.8 Tác dụng của rau cải mèo cải thiện bệnh gout

Một trong những tác dụng của rau mèo không thể quên nhắc tới đó hỗ trợ cải thiện bệnh gout. Theo đó, rau cải mèo có tính kiềm, đồng thời các hoạt chất trong rau có khả năng đào thải axit uric đang lắng đọng ở khớp ra ngoài, giảm các cơn đau nhức và sưng viêm gây ảnh hưởng tới việc vận động hàng ngày.

3. Cải mèo làm món gì ngon?

Tuy vẫn thuộc họ nhà Cải, thế nhưng các món ăn được chế biến từ rau cải mèo vẫn mang nét đặc trưng cùng hương vị núi rừng rất riêng có.

Rau cải mèo có thể làm nguyên liệu của nhiều món ngon hấp dẫn [Nguồn: Internet]

Nếu có dịp tìm mua được cải mèo, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý đơn giản này để xuống bếp “trổ tài”:

  • Thịt bò cuộn rau cải mèo nướng
  • Dưa cải mèo muối chua
  • Canh rau cải mèo thịt gà
  • Rau cải mèo xào nấm
  • Gỏi rau cải mèo cá hồi

Xem thêm: Xem ngay 8 công thức giúp bạn khỏi ‘vò đầu’ cải mèo làm món gì ngon

4. Ăn rau cải mèo cần lưu ý khuyến cáo nào?

Nhìn chung, rau cải mèo là giống rau xanh khá lành tính và mang đến nhiều lợi ích quý giá. Tuy nhiên, nhằm giúp bạn hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất từ rau cũng như cải thiện sức khỏe hiệu quả nhất, xin lưu ý một vài khuyến cáo sau đây:

4.1 Không nên ăn quá nhiều

Thay vì chỉ tập trung ăn rau cải mèo, bạn nên kết hợp linh hoạt đa dạng nhiều loại rau xanh khác nhau để tiếp nạp đủ chất dinh dưỡng. Tốt nhất mỗi lần chỉ nên ăn từ 200 – 250g, khoảng 1 – 2 lần trong tuần.

4.2 Không đun nấu quá lâu

Trong quá trình chế biến món ăn từ rau cải mèo, bạn chú ý đừng nên đun nấu ở nhiệt độ cao quá lâu. Dù làm món luộc hay món xào hãy cho rau vào ở bước cuối cùng và đun trong khoảng từ 5 – 7 phút là hợp lý nhất.  

4.3 Tránh ăn khi bị tiêu chảy

Như đã chia sẻ, rau cải mèo có tính hàn mát nên không phù hợp với người có tì vị hư hàn, dễ lạnh bụng hoặc bị tiêu chảy.

Xem thêm: Ăn gì khi bị tiêu chảy? 7 loại thực phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề trên

4.4 Hạn chế ăn vào buổi tối

Bạn nên thưởng thức rau cải mèo vào các bữa ăn ban ngày, hạn chế sử dụng vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm và bị gián đoạn giấc ngủ.

5. Thành phần dinh dưỡng của cải mèo

Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 100g rau cải mèo được ước tính như sau:

  • Nước: 93.8 g
  • Chất xơ: 1.8 g
  • Sắt: 1.9 mg
  • Canxi: 89 mg
  • Vitamin C: 51 mg
  • Vitamin B1: 0.07 mg
  • Vitamin B2: 0.1 mg
  • Vitamin PP: 0.8 mg
  • Vitamin B5: 0.21 mg
  • Vitamin B6: 0.18 mg
  • Vitamin E: 2.01 mg

Nếu đã có cơ hội thưởng thức rau cải mèo chắc hẳn chúng ta đều rất khó quên đi cái giòn ngọt xen lẫn chút đắng nhẹ đầy khác biệt. Hơn hết, với các tác dụng của rau cải mèo với sức khỏe trên đây không khó hiểu vì sao loại rau này vẫn luôn được bà con vùng cao “nâng niu” suốt nhiều thế hệ. Có dịp hãy tìm mua và chiêu đãi cả nhà nhé!

Cẩm nang các loại cây rau cải: Giới thiệu chung về cây rau cải các loại, thành phần dinh dưỡng, tác dụng của các loại rau cải với sức khỏe, các bài viết về trồng và chăm sóc cây rau cải, sâu bệnh hại cây rau cải...

Tên tiếng anh/Tên khoa học:

Cây cải xanh ta lá xanh vàng, mỏng, cọng nhỏ, bẹ dẹp, năng suất cao và ăn ngon. Thời gian từ gieo đến thu hoạch 40-45 ngày.

Cây cải xanh

Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin… Công dụng của rau cải xanh: thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân suy  giáp [do thiếu iod], tiểu đường, chữa viêm ruột - gout…

Cây cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa [dưa cải]. Thời gian thu hoạch cho cải bẹ xanh trong khoảng từ 40 - 45 ngày.

Cây cải bẹ xanh

Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh cũng khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic… và là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Theo Đông y Việt Nam, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí... Riêng hạt cải bẹ xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt...

Cải thìa hay Cải bẹ trắng, còn có tên là Bạch giới tử [danh pháp hai phần: Brassica chinensis] là một loài cải thuộc họ cải cùng họ với cải thảo, cải bẹ xanh.

- Lá rau cải chíp to, màu xanh đậm, bẹ to, màu nhạt dần về cuống, lá xếp thành búp như các cánh hoa. Hoa màu vàng tươi, ăn được.

- Cải chíp được trồng ở Trung Quốc từ thời cổ đại, và ngày nay được trồng rộng rãi ở Nam Á. Do cây chịu được lạnh nên gần đây đã trở nên phổ biến hơn ở Bắc Âu.

- Ở Việt Nam, cải chíp trồng thích hợp nhất là vào vụ đông xuân, nhiệt độ 15-22°C.

- Thời gian cho hoạch 40 - 45 ngày sau khi gieo

Cây cải chíp

Cải chíp có tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc… Cải chíp có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.

Cải chíp có chứa lượng vitamin C lớn có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm trong cơ thể, chứa nhiều axit folic có tác dụng phòng ngừa khuyết tật cho thai nhi và tăng tiết sữa, rất tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Cải chíp còn có tác dụng điều hòa huyết áp. Ngoài ra, cải chíp còn cung cấp cho cơ thể nhiều Beta carotene là hợp chất chống ôxy hóa có tác dụng chống ung thư cao.

​Cải ngọt thuộc họ thân thảo, tròn, cao từ 50 cm đến 100. Thời gian cho hoạch 30 - 40 ngày sau khi gieo.

Cây cải ngọt

Theo đông y, cải ngọt có tính ôn hòa, lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí… Nếu bạn thường xuyên ăn cải ngọt thì có thể chữa được các chứng ho, táo bón. Đồng thời, cải ngọt còn hỗ trợ khá tốt trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, ung thư ruột kết, ung thư gan và xơ cứng gan.

Cải củ [danh pháp hai phần: Raphanus sativus]. Hiện nay, có hai loại cải củ chính được dùng phổ biến, đó là củ cải trắng [mùa đông] và củ cải đỏ [xuân hoặc hè]. Củ cải trắng thường có hình dáng dài, nhỏ chứ không tròn như củ cải đỏ...

Cây cải củ

Ngoài ra ở Việt Nam, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,...

2. Tổng hợp các công dụng của các loại rau cải

  • Ăn rau cải giúp thanh nhiệt: Rau cải có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhất là vào mùa nóng, có thể nấu lên lấy nước để uống có tác dụng thanh nhiệt.
  • Chữa mụn nhọt: Mùa hè trẻ dễ bị mụn nhọt, bạn có thể dùng rau cải nấu lấy nước thanh trà uống trong ngày, vừa có tác dụng tiêu mụn nhọt và phòng ngừa. Tốt nhất đầu mùa nóng nên cho trẻ uống nước rau cải thì trẻ sẽ không bị mụn nhọt.
  • Rau cải hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón: Rau cải xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón.
  • Ăn rau cải phòng chống ung thư bàng quang: Nếu ăn cải xanh hàng ngày với một lượng nhất định bạn có thể ngăn ngừa được ung thư bàng quang, là một trong số những ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều ở những người lớn tuổi. Lý do, người già thường uống nước ít, vận động không nhiều, lượng nước đọng lại trong đường tiểu, từ đó các vi khuẩn làm cho dễ phát sinh các bệnh lý, do đó dẫn tới ung thư.Tốt cho tim mạch: Trong cải xanh có hoạt chất có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể bạn.
  • Ăn rau cải hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Trong rau cải xanh có nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có thể chống đói, không sợ sinh ra calo.
  • Rau cải hỗ trợ năng ngừa bướu cổ: Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong rau cải có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người suy tuyến giáp, còn đối với người cường giáp [bướu cổ do thừa iod] không nên sử dụng rau cải xanh.
  • Ăn rau cải tăng sức đề kháng: Trong rau cải có chứa nhiều vitamin C, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Ăn rau cải chữa viêm ruột: Trong rau cải có chứa chất có tác dụng giảm nhu động ruột, ức chế chất gây viêm màng ruột. Do đó, nó giúp ngăn ngừa viêm ruột.
  • Ăn rau cải chống lão hóa da: Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.
  • Ăn rau cải chữa bệnh gout: Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Đồng thời, bệnh nhân gout có thể lấy cải xanh giã nát và đắp vào chỗ đau.

Lưu ý: Rau cải xanh có chứa nhiều vitamin C nên khi nấu bạn cần phải đậy nắp và khi sôi chín tới thì bắc ra ngay. Tốt nhất nên ăn lẩu, khi nước sôi bạn nhúng rau vào và lấy ra luôn. Bằng cách này có thể diệt được ký sinh trùng bám trên rau, không hủy hoại vitamin C.

Nguồn: Admin tổng hợp từ nhiều nguồn

Video liên quan

Chủ Đề